Năm 2012 có thể là năm “gặt hái lớn” đối với thị trường nợ hay thị trường trái phiếu của các nước mới nổi.
Lợi nhuận đối với trái phiếu USD của các chính phủ thuộc nhóm nước này đã vượt mốc 10% tính từ đầu năm tới nay theo chỉ số EMBI Global (chỉ số theo dõi lợi suất trái phiếu tại các thị trường mới nổi của JP Morgan).
Con số này “đẹp” hơn bất kỳ lợi tức cố định hay cổ tức nào, dù là ở thị trường mới nổi hay thị trường đã phát triển. Theo tính toán của JPM, lợi nhuận của cả năm 2012 có thể lên tới 12%.
Trái phiếu phát hành bằng đồng bản tệ của các nước mới nổi có lợi suất thấp hơn. Nhưng GBI-EM (chỉ số cổ phiếu địa phương của JP Morgan) vẫn đạt mức lợi nhuận rất ấn tượng 7,6% nếu tính theo đồng USD, một con số ngoạn mục nếu so với mức gần 0% hồi đầu tháng 6/2012.
Hơn một thập niên trước, nhà đầu tư ngụp lặn trong cổ phiếu của các dot-com (các công ty Internet). Năm năm sau, cũng những nhà đầu tư ấy lại bị hút vào các chương trình bất động sản. Như lần trước, họ lại thất bại. Bây giờ người ta đổ xô vào cách đầu tư khác, trừu tượng hơn, nhưng chắc chắn hơn, đó là vào các công cụ nợ có thu nhập cố định (fixed income, với trái phiếu là một phần trong phân khúc này).
Luồng tiền đổ vào fixed income tại các nước mới nổi đang bước vào giai đoạn cao trào. Theo EPFR Global, tính từ đầu năm tới nay, khu vực này đã hút 16,2 tỷ USD. Còn theo JPM, nếu tính cả các quỹ đầu tư Nhật Bản, con số trên lên tới 43 tỷ USD, cách không quá xa so với mức dự báo 50-60 tỷ USD cho cả năm 2012.
Một trong những câu chuyện đầu tư "hot" nhất năm nay đó là sự hồi sinh kỳ diệu của thị trường trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ của các nước mới nổi. Xu hướng này, được tiếp sức một phần khi nhà đầu tư có tổ chức chuyển hướng từ thị trường nợ của phương Tây (nơi chỉ đem lại mức lãi suất 0%, hoặc thậm chí là âm) sang Hàn Quốc.
Một ví dụ điển hình là quỹ đầu tư của Chính phủ Na Uy tuần trước đã bán tống một số loại trái phiếu châu Âu và tăng vốn vào các thị trường mới nổi. Và một lượng lớn tiền của quỹ đã chảy về Hàn Quốc. Mới đây các cơ quan chức năng tại Seoul đã báo cáo về xu hướng gia tăng mạnh của việc nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu Hàn Quốc. Societe Generale cũng tiết lộ thống kê cho hay nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ một lượng trái phiếu Hàn Quốc trị giá tổng cộng khoảng 79 tỷ USD - tương đương mức của tháng 7/2011.
Tháng Tám vừa qua, Na Uy là đối tác mua nhiều nhất trái phiếu Hàn Quốc, với giá trị ước lên tới 1.500 tỷ won (1,3 tỷ USD), tăng gần gấp đôi so với mức mua trong sáu tháng đầu năm nay. Lượng trái phiếu kho bạc Hàn Quốc đang nằm trong tay Na Uy hiện trị giá tổng cộng 2.290 tỷ won, so với con số 190 tỷ won hồi cuối năm 2011.
Việc nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm tới trái phiếu Hàn Quốc là một hiện tượng dường như khá lôgich, trong bối cảnh Hàn Quốc nằm trên vạch ranh giới giữa thị trường mới nổi và thị trường đã phát triển, sở hữu một hệ thống chính sách vững mạnh, cán cân tài khoản vãng lai thặng dư và dự trữ tiền tệ khổng lồ.
Wee-Khoon Chong, chuyên gia phân tích thuộc Societe Generalecho rằng việc đồng kroner của Na Uy hiện mạnh so với các tiền tệ khác khiến những giao dịch kiểu này trên thị trường quốc tế trở nên hấp dẫn hơn. Từ đầu năm tới nay, đồng kroner đã tăng 6% so với đồng euro và tăng 5,3% so với đồng won Hàn Quốc.
Theo chuyên gia này, nhà đầu tư Na Uy là các "người chơi" mới trên thị trường trái phiếu Chính phủ Hàn Quốc và đang muốn “tái chế” kho dự trữ ngoại hối của mình.
Nhu cầu từ phía nhà đầu tư nước ngoài cùng với việc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ, đã đẩy lợi suất trái phiếu Hàn Quốc thời hạn 5 năm xuống mức thấp kỷ lục (dưới 3%), so với mức 3,4% hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn nhiều so với trái phiếu tại các thị trường được đánh giá là “an toàn” của phương Tây như Đức, Mỹ và Anh, nơi lợi suất trái phiếu dao động từ 0,5-0,7%./.
Lợi nhuận đối với trái phiếu USD của các chính phủ thuộc nhóm nước này đã vượt mốc 10% tính từ đầu năm tới nay theo chỉ số EMBI Global (chỉ số theo dõi lợi suất trái phiếu tại các thị trường mới nổi của JP Morgan).
Con số này “đẹp” hơn bất kỳ lợi tức cố định hay cổ tức nào, dù là ở thị trường mới nổi hay thị trường đã phát triển. Theo tính toán của JPM, lợi nhuận của cả năm 2012 có thể lên tới 12%.
Trái phiếu phát hành bằng đồng bản tệ của các nước mới nổi có lợi suất thấp hơn. Nhưng GBI-EM (chỉ số cổ phiếu địa phương của JP Morgan) vẫn đạt mức lợi nhuận rất ấn tượng 7,6% nếu tính theo đồng USD, một con số ngoạn mục nếu so với mức gần 0% hồi đầu tháng 6/2012.
Hơn một thập niên trước, nhà đầu tư ngụp lặn trong cổ phiếu của các dot-com (các công ty Internet). Năm năm sau, cũng những nhà đầu tư ấy lại bị hút vào các chương trình bất động sản. Như lần trước, họ lại thất bại. Bây giờ người ta đổ xô vào cách đầu tư khác, trừu tượng hơn, nhưng chắc chắn hơn, đó là vào các công cụ nợ có thu nhập cố định (fixed income, với trái phiếu là một phần trong phân khúc này).
Luồng tiền đổ vào fixed income tại các nước mới nổi đang bước vào giai đoạn cao trào. Theo EPFR Global, tính từ đầu năm tới nay, khu vực này đã hút 16,2 tỷ USD. Còn theo JPM, nếu tính cả các quỹ đầu tư Nhật Bản, con số trên lên tới 43 tỷ USD, cách không quá xa so với mức dự báo 50-60 tỷ USD cho cả năm 2012.
Một trong những câu chuyện đầu tư "hot" nhất năm nay đó là sự hồi sinh kỳ diệu của thị trường trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ của các nước mới nổi. Xu hướng này, được tiếp sức một phần khi nhà đầu tư có tổ chức chuyển hướng từ thị trường nợ của phương Tây (nơi chỉ đem lại mức lãi suất 0%, hoặc thậm chí là âm) sang Hàn Quốc.
Một ví dụ điển hình là quỹ đầu tư của Chính phủ Na Uy tuần trước đã bán tống một số loại trái phiếu châu Âu và tăng vốn vào các thị trường mới nổi. Và một lượng lớn tiền của quỹ đã chảy về Hàn Quốc. Mới đây các cơ quan chức năng tại Seoul đã báo cáo về xu hướng gia tăng mạnh của việc nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu Hàn Quốc. Societe Generale cũng tiết lộ thống kê cho hay nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ một lượng trái phiếu Hàn Quốc trị giá tổng cộng khoảng 79 tỷ USD - tương đương mức của tháng 7/2011.
Tháng Tám vừa qua, Na Uy là đối tác mua nhiều nhất trái phiếu Hàn Quốc, với giá trị ước lên tới 1.500 tỷ won (1,3 tỷ USD), tăng gần gấp đôi so với mức mua trong sáu tháng đầu năm nay. Lượng trái phiếu kho bạc Hàn Quốc đang nằm trong tay Na Uy hiện trị giá tổng cộng 2.290 tỷ won, so với con số 190 tỷ won hồi cuối năm 2011.
Việc nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm tới trái phiếu Hàn Quốc là một hiện tượng dường như khá lôgich, trong bối cảnh Hàn Quốc nằm trên vạch ranh giới giữa thị trường mới nổi và thị trường đã phát triển, sở hữu một hệ thống chính sách vững mạnh, cán cân tài khoản vãng lai thặng dư và dự trữ tiền tệ khổng lồ.
Wee-Khoon Chong, chuyên gia phân tích thuộc Societe Generalecho rằng việc đồng kroner của Na Uy hiện mạnh so với các tiền tệ khác khiến những giao dịch kiểu này trên thị trường quốc tế trở nên hấp dẫn hơn. Từ đầu năm tới nay, đồng kroner đã tăng 6% so với đồng euro và tăng 5,3% so với đồng won Hàn Quốc.
Theo chuyên gia này, nhà đầu tư Na Uy là các "người chơi" mới trên thị trường trái phiếu Chính phủ Hàn Quốc và đang muốn “tái chế” kho dự trữ ngoại hối của mình.
Nhu cầu từ phía nhà đầu tư nước ngoài cùng với việc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ, đã đẩy lợi suất trái phiếu Hàn Quốc thời hạn 5 năm xuống mức thấp kỷ lục (dưới 3%), so với mức 3,4% hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn nhiều so với trái phiếu tại các thị trường được đánh giá là “an toàn” của phương Tây như Đức, Mỹ và Anh, nơi lợi suất trái phiếu dao động từ 0,5-0,7%./.
Hương Giang (TTXVN)