Truyền thông xã hội cổ súy hòa bình giữa người Do Thái và Arab

Truyền thông xã hội cổ súy cho hòa bình giữa người Do Thái và Arab

Chiến dịch "Người Do Thái và Arab từ chối trở thành kẻ thù của nhau", đang khuyến khích mọi người tải lên mạng các bức ảnh thể hiện sự đoàn kết giữa người Do Thái và người Hồi giáo.
Truyền thông xã hội cổ súy cho hòa bình giữa người Do Thái và Arab ảnh 1Hình ảnh cậu bé Do Thái và cậu bé Palestine khoác vai nhau đã được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội

Một chiến dịch truyền thông xã hội, với từ khóa (hashtag) "Người Do Thái và Arập từ chối trở thành kẻ thù của nhau", đang khuyến khích mọi người tải lên mạng các bức ảnh thể hiện sự đoàn kết giữa người Do Thái và người Hồi giáo, nhằm phản đối tình trạng bạo lực leo thang ở Dải Gaza đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.

Khi con số thương vong trong cuộc xung đột Israel-Hamas đã vượt mốc 1.000 người và Israel đã tiếp tục ném bom Dải Gaza trong ngày thứ 19, hashtag #JewsandArabsrefusetobeenemies đã nhanh chóng thu hút rất đông người tham gia trên các mạng xã hội Twitter, Facebook và Vine.

Người ta nhắn tin tweet và ghi lại các đoạn video để cổ súy cho việc chung sống giữa người Do Thái và Arab ở Palestine cũng như trên thế giới.

Chiến dịch là sáng kiến của Abraham Gutman và Dania Darwish, cả 2 đều là sinh viên tại Trường Hunter ở New York. Gutman là một người Israel Do Thái 21 tuổi, trong khi Darwish là người Hồi giáo, 23 tuổi. Họ đã mở một trang Facebook để phát động chiến dịch và tới nay đã thu hút hơn 30.000 người ủng hộ.

"Với tôi, thật khó khăn để chứng kiến xung đột leo thang giữa Israel và Dải Gaza từ xa. Tôi muốn tìm cách để làm điều gì đó, thay vì xem tin tức  và hy vọng về điều tốt đẹp nhất" - Gutman nói với tờ Christian Science Monitor.

Gutman đã khuyến khích các cặp vợ chồng Arab - Do Thái và bạn bè tải nhiều bức ảnh lên Twitter sử dụng hashtag trên.

Truyền thông xã hội cổ súy cho hòa bình giữa người Do Thái và Arab ảnh 2Hình ảnh tham gia chiến dịch "Người Do Thái và Arập từ chối trở thành kẻ thù của nhau"

Sulome Anderson, một phóng viên mang nửa dòng máu Lebanon, có cha Terry Anderson từng bị Hezbollah bắt cóc trong cuộc nội chiến Liban, là một trong số những người đã tham gia.

"Anh ấy gọi tôi là neshama, tôi gọi anh ấy là habibi. Tình yêu không nói ngôn ngữ của sự chiếm đóng" - Sulome viết trên tài khoản Twitter của cô, bên dưới bức ảnh chụp cô và người yêu gốc Do Thái hôn nhau.

Cô cũng nói với tờ NYmag rằng bức anh đã lan truyền trên mạng, trở thành "biểu tượng của hòa bình".

"Đây không chỉ là về chính trị. Đây là về con người. Không ai biết rõ hơn tôi việc bạo lực ở TrungĐông đã gây tổn hại rao sao tới dân thường, những người chỉ cố gắng để sinh tồn".

"Bạn trai tôi là người Do Thái, được nuôi lớn trong một gia đình theo chính thống giáo và tôi là người mang nửa dòng máu Liban. Dù khu vực bùng nổ trong chiến tranh, chúng tôi vẫn xích lại gần nhau hơn về quan điểm, dựa trên thực tế cả hai chúng tôi đều chia sẻ các giá trị cốt lõi: sự tôn trọng và quan tâm tới cuộc sống con người".

Mặc dù bức ảnh chụp cảnh hôn bạn trai của Sulome không được một số người đồng tình, nhiều người khác đã học theo cô và tải lên nhiều bức ảnh chụp quan hệ tình cảm của họ, với một người là dân Do Thái và người còn lại là dân Arab. 

Truyền thông xã hội cổ súy cho hòa bình giữa người Do Thái và Arab ảnh 3Một người đàn ông Do Thái công kênh cậu bé người Palestine
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục