Ngày 3/9, quan hệ giữa Ukraine và Nga lại trở nên căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp năng lượng khi Kiev từ chối chấp nhận những điều khoản mà họ cho là bất lợi.
Phát biểu bên lề Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại Dushanbe, Tajikistan, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich khẳng định sẽ không đáp ứng yêu cầu của Nga về việc nhượng bộ một nửa Tập đoàn dầu khí quốc gia Naftogaz cho Tập đoàn công nghiệp khí đốt Gazprom của Nga để đổi lấy giá khí đốt rẻ hơn.
Trước đó, Ukraine cho biết muốn tổ chức một cuộc hội đàm riêng với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bên lề hội nghị Dushanbe để thúc đẩy thỏa thuận mới về nhập khẩu khí đốt giữa hai nước. Tuy nhiên, theo nữ phát ngôn của Tổng thống Medvedev, bà Natalia Timakova, mặc dù hai vị tổng thống đã có cuộc trao đổi về những vấn đề bên lề của hội nghị, nhưng không phải là cuộc gặp bàn về năng lượng như mong muốn của Kiev.
Nga đề nghị hạ giá khí đốt cho Ukraine nếu nước này từ bỏ kế hoạch thiết lập các quan hệ thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và cho phép Tập đoàn Gazprom kiểm soát một nửa Tập đoàn Naftogaz. Tuy nhiên, phía Ukraine cho rằng mức giá mà họ phải trả vẫn cao hơn mức giá mà Nga bán cho một số nước Tây Âu.
Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov không loại trừ khả năng Ukraine sẽ kiện Nga để hủy hợp đồng mua-bán khí đốt ký năm 2009, đồng thời cho biết Kiev có kế hoạch giảm lượng khí đốt mua của Nga từ 40 tỷ m3 xuống còn 17 tỷ m3.
Trong khi đó, báo chí Nga ngày 3/9 nêu rõ các hiệp định về khí đốt với Ukraine sẽ được thực hiện vô điều kiện và không được điều chỉnh đơn phương. Trong tuyên bố đăng trên trang web, điện Kremli khẳng định Nga sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình theo thỏa thuận và tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong hợp đồng.
Ngày 19/1/2009, Tập đoàn Gazprom đã ký với Naftogaz hai hợp đồng về mua bán khí đốt và trung chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine sang Tây Âu giai đoạn 2009-2019. Kiev muốn thay đổi các điều khoản trong hợp đồng vì cho rằng các điều khoản đó gây thiệt hại cho ngân khố quốc gia khoảng 200 triệu USD.
Ngoài ra, hiện Ukraine cũng đang trong tiến trình xét xử cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko với cáo buộc lạm dụng chức quyền để chỉ thị ký hai hợp đồng này./.
Phát biểu bên lề Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) tại Dushanbe, Tajikistan, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich khẳng định sẽ không đáp ứng yêu cầu của Nga về việc nhượng bộ một nửa Tập đoàn dầu khí quốc gia Naftogaz cho Tập đoàn công nghiệp khí đốt Gazprom của Nga để đổi lấy giá khí đốt rẻ hơn.
Trước đó, Ukraine cho biết muốn tổ chức một cuộc hội đàm riêng với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev bên lề hội nghị Dushanbe để thúc đẩy thỏa thuận mới về nhập khẩu khí đốt giữa hai nước. Tuy nhiên, theo nữ phát ngôn của Tổng thống Medvedev, bà Natalia Timakova, mặc dù hai vị tổng thống đã có cuộc trao đổi về những vấn đề bên lề của hội nghị, nhưng không phải là cuộc gặp bàn về năng lượng như mong muốn của Kiev.
Nga đề nghị hạ giá khí đốt cho Ukraine nếu nước này từ bỏ kế hoạch thiết lập các quan hệ thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và cho phép Tập đoàn Gazprom kiểm soát một nửa Tập đoàn Naftogaz. Tuy nhiên, phía Ukraine cho rằng mức giá mà họ phải trả vẫn cao hơn mức giá mà Nga bán cho một số nước Tây Âu.
Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov không loại trừ khả năng Ukraine sẽ kiện Nga để hủy hợp đồng mua-bán khí đốt ký năm 2009, đồng thời cho biết Kiev có kế hoạch giảm lượng khí đốt mua của Nga từ 40 tỷ m3 xuống còn 17 tỷ m3.
Trong khi đó, báo chí Nga ngày 3/9 nêu rõ các hiệp định về khí đốt với Ukraine sẽ được thực hiện vô điều kiện và không được điều chỉnh đơn phương. Trong tuyên bố đăng trên trang web, điện Kremli khẳng định Nga sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình theo thỏa thuận và tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong hợp đồng.
Ngày 19/1/2009, Tập đoàn Gazprom đã ký với Naftogaz hai hợp đồng về mua bán khí đốt và trung chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine sang Tây Âu giai đoạn 2009-2019. Kiev muốn thay đổi các điều khoản trong hợp đồng vì cho rằng các điều khoản đó gây thiệt hại cho ngân khố quốc gia khoảng 200 triệu USD.
Ngoài ra, hiện Ukraine cũng đang trong tiến trình xét xử cựu Thủ tướng Yulia Timoshenko với cáo buộc lạm dụng chức quyền để chỉ thị ký hai hợp đồng này./.
(TTXVN/Vietnam+)