Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa, từ năm 2012-2016, Thanh Hóa sẽ triển khai thực hiện dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” cùng với 7 tỉnh khác trong cả nước là Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Cà Mau và Sóc Trăng bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).
Tổng đầu tư của dự án này tại Thanh Hóa hơn 15 triệu USD, trong đó vốn của WB hơn 10 triệu USD. Dự án sẽ giúp Thanh Hóa cải thiện việc quy hoạch phát triển ngành thủy sản thông qua quy hoạch không gian tổng hợp, đánh giá quản lý rủi ro tổng hợp, cải thiện các hệ thống thu thập và phổ biến thông tin dữ liệu; tăng cường quản lý khai thác thủy sản ven bờ thông qua thí điểm các mô hình đồng quản lý, hạn chế việc đăng ký mới tàu, thuyền đánh bắt cá cỡ nhỏ, giảm tình trạng sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt.
Đặc biệt, một phần của nguồn vốn này sẽ được đầu tư tăng cường kiểm soát dịch bệnh ở tôm, thông qua sử dụng giống có chứng nhận, giám sát chất lượng con giống cũng như việc áp dụng và nhân rộng các mô hình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, cải thiện và quản lý rủi ro dịch bệnh tại các khu vực nuôi trồng được dự án hỗ trợ. Hơn thế, điều kiện sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển tại các khu vực thụ hưởng dự án sẽ được cải thiện thông qua việc chuyển đổi ngành nghề phù hợp.
Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ ở Thanh Hóa đã được phục hồi và gia tăng đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và đời sống của ngư dân làm nghề khai thác thủy sản ven biển.
Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, ý thức bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản của các ngành, các cấp chính quyền địa phương và ngư dân đã được nâng lên. Số lượng tàu thuyền và các hoạt động khai thác thủy sản của các hộ làm nghề đăng, đáy trên sông, ven biển và tàu cá tại địa phương ven biển ở Thanh Hóa được quản lý chặt chẽ.
Ngoài ra, để bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản ven biển, Thanh Hóa đã tổ chức và duy trì thường xuyên việc kiểm tra, kiểm soát các vùng cửa sông, cửa lạch và vùng ven biển theo địa giới hành chính và chủ động trong việc phối hợp giữa Chi cục khai thác-bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.../.
Tổng đầu tư của dự án này tại Thanh Hóa hơn 15 triệu USD, trong đó vốn của WB hơn 10 triệu USD. Dự án sẽ giúp Thanh Hóa cải thiện việc quy hoạch phát triển ngành thủy sản thông qua quy hoạch không gian tổng hợp, đánh giá quản lý rủi ro tổng hợp, cải thiện các hệ thống thu thập và phổ biến thông tin dữ liệu; tăng cường quản lý khai thác thủy sản ven bờ thông qua thí điểm các mô hình đồng quản lý, hạn chế việc đăng ký mới tàu, thuyền đánh bắt cá cỡ nhỏ, giảm tình trạng sử dụng ngư cụ mang tính hủy diệt.
Đặc biệt, một phần của nguồn vốn này sẽ được đầu tư tăng cường kiểm soát dịch bệnh ở tôm, thông qua sử dụng giống có chứng nhận, giám sát chất lượng con giống cũng như việc áp dụng và nhân rộng các mô hình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, cải thiện và quản lý rủi ro dịch bệnh tại các khu vực nuôi trồng được dự án hỗ trợ. Hơn thế, điều kiện sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển tại các khu vực thụ hưởng dự án sẽ được cải thiện thông qua việc chuyển đổi ngành nghề phù hợp.
Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ ở Thanh Hóa đã được phục hồi và gia tăng đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và đời sống của ngư dân làm nghề khai thác thủy sản ven biển.
Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, ý thức bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản của các ngành, các cấp chính quyền địa phương và ngư dân đã được nâng lên. Số lượng tàu thuyền và các hoạt động khai thác thủy sản của các hộ làm nghề đăng, đáy trên sông, ven biển và tàu cá tại địa phương ven biển ở Thanh Hóa được quản lý chặt chẽ.
Ngoài ra, để bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản ven biển, Thanh Hóa đã tổ chức và duy trì thường xuyên việc kiểm tra, kiểm soát các vùng cửa sông, cửa lạch và vùng ven biển theo địa giới hành chính và chủ động trong việc phối hợp giữa Chi cục khai thác-bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.../.
Hoa Mai (TTXVN/Vietnam+)