Không chùn bước trước cuộc sống nhọc nhằn, không than phiền về nỗi buồn cô quạnh, ngày qua ngày, những giáo viên “cắm bản” nơi lưng trời Sơn Vĩ (Mèo Vạc, Hà Giang) vẫn miệt mài đưa con chữ lên non.
Bao lâu nay, họ lặng thầm viết nên những câu chuyện về hành trình “trồng người trên đá,” mà nhiều lúc quên đi có một ngày 20/11 dành cho riêng mình!
Khi miếng ăn là… đầu câu chuyện!
Phải mất tới nửa ngày trời xuất phát từ trung tâm huyện Mèo Vạc, vượt qua những cung đường “gấp tay áo,” một bên là vách núi cheo leo, một bên là vực sâu hun hút, chúng tôi mới đặt chân tới được một điểm trường nằm ở trung tâm xã Sơn Vĩ.
Theo lời thầy giáo Nguyễn Văn Huấn, người dẫn đường cho chúng tôi thì cái đói, cái nghèo vẫn luôn đeo đẳng cuộc sống của người dân nơi đây, thường xuyên bám kéo theo cơn khát chữ trong cuộc đời những thế hệ tương lai của người Mông miền sơn cước.
“Để vận động được các em tới lớp đã khó, nhưng để giữ được các em ở lại với lớp học lại càng khó hơn. Cái đói rình rập buộc các em phải vật lộn mưu sinh từ rất sớm,” người thầy trầm ngâm.
Nói về chuyện cái đói ở miền biên cương này, không một giáo viên nào trên hành trình chúng tôi đã qua không khỏi xót xa.
Cô giáo Vũ Thị Lợi đã có thâm niên gần 20 năm bám núi bám rừng ở Lũng Làn ngồi lặng đi khi được hỏi về cái đói, cái nghèo nơi đây. Cô bảo, với tập tục canh tác truyền thống của người Mông, hàng năm, vào vụ sản xuất, người dân đổ đất màu vào hốc đá để gieo ngô, cây lương thực chính của đời sống dân bản. Gặp năm sản xuất được mùa mưa thuận gió hòa thì cũng thiếu ăn tới ba, bốn tháng. Nếu không may mất mùa thì đói ăn là câu chuyện trường kỳ.
Những tháng đói, mỗi ngày đến trường, cô lại thấy lớp học vơi đi một ít. Các em thường bỏ lớp, rủ nhau vào rừng hái măng, rồi đi bộ cả chục cây số ra chợ, bán cho tiểu thương từ dưới xuôi lên. Điểm trường đã vắng lại càng vắng hơn.
Lên lớp rồi thì đầu óc các em cũng không còn tập trung vào bài học. Triền miên trong câu chuyện, thầy Huấn kể: “Không ít lần, tôi lặng đi. Ngồi trong lớp nhưng đôi mắt các em cứ đau đáu hướng về những vạt rừng như cố lục tìm trong ký ức một điều gì đó. Rồi, bất ngờ bật dậy, nhiều em đòi bỏ về, vào rừng kiếm củi để đổi lấy ngô, gạo.”
“Bây giờ học gì nữa thầy giáo? Thầy cho chúng em về kiếm cái ăn đi, ở nhà sắp chết đói hết rồi- Tôi còn nhớ như in những câu nói như vậy của những em bé người Mông sớm mang nặng ám ảnh về cái đói ở nơi biên cương này,” thầy Huấn chia sẻ.
Cái ăn đã khó, cái mặc còn thiếu hơn. Chỉ tay về phía những học trò của mình, thầy Huấn kể, giọng đầy xót xa. Rằng, có khi tới vài tuần, các em chỉ có một bộ quần áo tới lớp, mặc cho bùn đất lấm lem, rách vá tả tơi.
Hạnh phúc nhọc nhằn
Trên dọc cuộc hành trình, thầy Huấn hồi tưởng lại những ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ: Khoác balô trên vai, lần bước theo người trưởng bản, ròng rã cả ngày trời để đến nơi nhận lớp học. “Mới đó mà đã hơn chục năm trời! Tôi không thể quên ấn tượng ngày nào. Đi mãi… đi mãi… mà vẫn ở giữa núi rừng mênh mông, không một bóng người, không một mái nhà. Không điện. Không đường,” thầy Huấn tâm sự.
Trời đông lạnh thấu xương. Dù đã khoác lên mình gần hết những chiếc áo rét mang theo nhưng thầy vẫn cảm nhận rõ rệt cái rét của miền sơn cước. Thế mà, nhìn xuống học trò, vẫn chỉ một manh áo mỏng co ro nơi lớp học.
“Nhưng không phải cứ chịu cực khổ như vậy là có thể dạy học đâu nhé! Giáo viên cắm bản cũng phải học rất nhiều thứ khác nữa mới có thể sống cùng đồng bào và đưa các em tới lớp,” cô Nguyễn Thị Quỳnh, người đã có thâm niên 16 năm bám rừng tiếp lời.
Cô nói, muốn đồng bào tin và tự nguyện cho con đi học thì trước hết phải biết ăn mèn mén (ngô xay hấp) và nói tiếng của đồng bào. Nhiều cô giáo trẻ đã bật khóc khi nhìn những dãy lớp học thực chất là những dãy lán đơn sơ hay những phòng học được đắp từ đất và không qua được thử thách đầu tiên-không nuốt nổi mèn mén.
Lớp học được lợp bằng cỏ gianh, nứa khô và lạt. Bước vào phía trong, người dưới xuôi lên chỉ thấy thông thống gió. Nhìn từ trên cao, những dãy “nhà” liêu xiêu san sát tựa như các bản mới được dựng lên dành cho thế hệ công dân nhí nơi này.
Bao nhiêu năm cắm bản là chừng ấy thời gian cô phải sống xa chồng, xa con. “Mỗi năm chỉ có thể về thăm nhà đôi ba lần, nhiều đêm khóc thầm ướt gối nhưng khi nhìn những ánh mắt ngây thơ, trong veo của các em học sinh nơi này dõi theo mình, tôi lại không đành lòng dứt áo về xuôi,” cô tâm sự.
Ban đầu mới đeo ba lô đi cắm bản, nhiều thầy, cô giáo tâm niệm sẽ không xây dựng gia đình ở nơi “rừng thiêng, nước độc” này. Nhưng rồi, ở nơi heo hút, những người thầy cắm bản lại càng thấm thía nỗi cô đơn để cần xích lại gần nhau hơn.
Hạnh phúc của các thầy, cô cũng nhọc nhằn như cuộc sống và công việc của họ. Ký ức hiện về như thước phim quay chậm, cô Lợi kể: "Giáp ngày cưới mà tôi vẫn phải đi tập huấn, cưới xong vài ngày lại chia tay để về các điểm trường. Lòng mình thì nặng trĩu nhưng vẫn phải cất bước. Chừng ấy năm rồi nhưng vẫn chưa được đoàn tụ. Ngày ngày, vợ dắt con đi dạy ở một điểm trường, chồng đứng lớp ở một nơi khác,” cô nói, mắt rưng rưng.
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Sơn Vĩ, ở đây, 90% giáo viên là người miền xuôi lên.Tuổi thanh xuân gửi lại nơi núi rừng, không ít trong số họ đã thực sự trở thành những người con của miền sơn cước. Họ tự ví mình như những người khai phá vùng đất hoang vắng, “cõng” con chữ lên non, dạy trẻ những thói quen sinh hoạt văn minh, thuyết phục người dân bỏ hủ tục lạc hậu./.
Bao lâu nay, họ lặng thầm viết nên những câu chuyện về hành trình “trồng người trên đá,” mà nhiều lúc quên đi có một ngày 20/11 dành cho riêng mình!
Khi miếng ăn là… đầu câu chuyện!
Phải mất tới nửa ngày trời xuất phát từ trung tâm huyện Mèo Vạc, vượt qua những cung đường “gấp tay áo,” một bên là vách núi cheo leo, một bên là vực sâu hun hút, chúng tôi mới đặt chân tới được một điểm trường nằm ở trung tâm xã Sơn Vĩ.
Theo lời thầy giáo Nguyễn Văn Huấn, người dẫn đường cho chúng tôi thì cái đói, cái nghèo vẫn luôn đeo đẳng cuộc sống của người dân nơi đây, thường xuyên bám kéo theo cơn khát chữ trong cuộc đời những thế hệ tương lai của người Mông miền sơn cước.
“Để vận động được các em tới lớp đã khó, nhưng để giữ được các em ở lại với lớp học lại càng khó hơn. Cái đói rình rập buộc các em phải vật lộn mưu sinh từ rất sớm,” người thầy trầm ngâm.
Nói về chuyện cái đói ở miền biên cương này, không một giáo viên nào trên hành trình chúng tôi đã qua không khỏi xót xa.
Cô giáo Vũ Thị Lợi đã có thâm niên gần 20 năm bám núi bám rừng ở Lũng Làn ngồi lặng đi khi được hỏi về cái đói, cái nghèo nơi đây. Cô bảo, với tập tục canh tác truyền thống của người Mông, hàng năm, vào vụ sản xuất, người dân đổ đất màu vào hốc đá để gieo ngô, cây lương thực chính của đời sống dân bản. Gặp năm sản xuất được mùa mưa thuận gió hòa thì cũng thiếu ăn tới ba, bốn tháng. Nếu không may mất mùa thì đói ăn là câu chuyện trường kỳ.
Những tháng đói, mỗi ngày đến trường, cô lại thấy lớp học vơi đi một ít. Các em thường bỏ lớp, rủ nhau vào rừng hái măng, rồi đi bộ cả chục cây số ra chợ, bán cho tiểu thương từ dưới xuôi lên. Điểm trường đã vắng lại càng vắng hơn.
Lên lớp rồi thì đầu óc các em cũng không còn tập trung vào bài học. Triền miên trong câu chuyện, thầy Huấn kể: “Không ít lần, tôi lặng đi. Ngồi trong lớp nhưng đôi mắt các em cứ đau đáu hướng về những vạt rừng như cố lục tìm trong ký ức một điều gì đó. Rồi, bất ngờ bật dậy, nhiều em đòi bỏ về, vào rừng kiếm củi để đổi lấy ngô, gạo.”
“Bây giờ học gì nữa thầy giáo? Thầy cho chúng em về kiếm cái ăn đi, ở nhà sắp chết đói hết rồi- Tôi còn nhớ như in những câu nói như vậy của những em bé người Mông sớm mang nặng ám ảnh về cái đói ở nơi biên cương này,” thầy Huấn chia sẻ.
Cái ăn đã khó, cái mặc còn thiếu hơn. Chỉ tay về phía những học trò của mình, thầy Huấn kể, giọng đầy xót xa. Rằng, có khi tới vài tuần, các em chỉ có một bộ quần áo tới lớp, mặc cho bùn đất lấm lem, rách vá tả tơi.
Hạnh phúc nhọc nhằn
Trên dọc cuộc hành trình, thầy Huấn hồi tưởng lại những ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ: Khoác balô trên vai, lần bước theo người trưởng bản, ròng rã cả ngày trời để đến nơi nhận lớp học. “Mới đó mà đã hơn chục năm trời! Tôi không thể quên ấn tượng ngày nào. Đi mãi… đi mãi… mà vẫn ở giữa núi rừng mênh mông, không một bóng người, không một mái nhà. Không điện. Không đường,” thầy Huấn tâm sự.
Trời đông lạnh thấu xương. Dù đã khoác lên mình gần hết những chiếc áo rét mang theo nhưng thầy vẫn cảm nhận rõ rệt cái rét của miền sơn cước. Thế mà, nhìn xuống học trò, vẫn chỉ một manh áo mỏng co ro nơi lớp học.
“Nhưng không phải cứ chịu cực khổ như vậy là có thể dạy học đâu nhé! Giáo viên cắm bản cũng phải học rất nhiều thứ khác nữa mới có thể sống cùng đồng bào và đưa các em tới lớp,” cô Nguyễn Thị Quỳnh, người đã có thâm niên 16 năm bám rừng tiếp lời.
Cô nói, muốn đồng bào tin và tự nguyện cho con đi học thì trước hết phải biết ăn mèn mén (ngô xay hấp) và nói tiếng của đồng bào. Nhiều cô giáo trẻ đã bật khóc khi nhìn những dãy lớp học thực chất là những dãy lán đơn sơ hay những phòng học được đắp từ đất và không qua được thử thách đầu tiên-không nuốt nổi mèn mén.
Lớp học được lợp bằng cỏ gianh, nứa khô và lạt. Bước vào phía trong, người dưới xuôi lên chỉ thấy thông thống gió. Nhìn từ trên cao, những dãy “nhà” liêu xiêu san sát tựa như các bản mới được dựng lên dành cho thế hệ công dân nhí nơi này.
Bao nhiêu năm cắm bản là chừng ấy thời gian cô phải sống xa chồng, xa con. “Mỗi năm chỉ có thể về thăm nhà đôi ba lần, nhiều đêm khóc thầm ướt gối nhưng khi nhìn những ánh mắt ngây thơ, trong veo của các em học sinh nơi này dõi theo mình, tôi lại không đành lòng dứt áo về xuôi,” cô tâm sự.
Ban đầu mới đeo ba lô đi cắm bản, nhiều thầy, cô giáo tâm niệm sẽ không xây dựng gia đình ở nơi “rừng thiêng, nước độc” này. Nhưng rồi, ở nơi heo hút, những người thầy cắm bản lại càng thấm thía nỗi cô đơn để cần xích lại gần nhau hơn.
Hạnh phúc của các thầy, cô cũng nhọc nhằn như cuộc sống và công việc của họ. Ký ức hiện về như thước phim quay chậm, cô Lợi kể: "Giáp ngày cưới mà tôi vẫn phải đi tập huấn, cưới xong vài ngày lại chia tay để về các điểm trường. Lòng mình thì nặng trĩu nhưng vẫn phải cất bước. Chừng ấy năm rồi nhưng vẫn chưa được đoàn tụ. Ngày ngày, vợ dắt con đi dạy ở một điểm trường, chồng đứng lớp ở một nơi khác,” cô nói, mắt rưng rưng.
Theo thống kê của Ủy ban nhân dân xã Sơn Vĩ, ở đây, 90% giáo viên là người miền xuôi lên.Tuổi thanh xuân gửi lại nơi núi rừng, không ít trong số họ đã thực sự trở thành những người con của miền sơn cước. Họ tự ví mình như những người khai phá vùng đất hoang vắng, “cõng” con chữ lên non, dạy trẻ những thói quen sinh hoạt văn minh, thuyết phục người dân bỏ hủ tục lạc hậu./.
Phương Mai (Vietnam+)