Trước sự chỉ trích của các nước đối tác tại Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa kết thúc ngày 14/10 tại Tokyo, Nhật Bản, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke khẳng định không có bất kỳ lý do nào để có thể nói rằng chính sách kích thích tài chính và tiền tệ của Mỹ gây tổn hại cho các nền kinh tế đang nổi lên.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Tokyo do Ngân hàng Nhật Bản và IMF đồng bảo trợ, ông Bernanke nói rằng chính sách khuyến khích tài chính của FED nhằm thúc đẩy và củng cố đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ, qua đó cũng mang lại những lợi ích to lớn cho nền toàn cầu. Kinh tế Mỹ phát triển sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ mạnh hơn cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nước, trong đó có các nền kinh tế đang nổi lên.
Cụ thể, ông Bernanke khẳng định gói cứu trợ mới (QE3) mà FED công bố hồi tháng trước, theo đó mỗi tháng chi 40 tỷ USD để mua lại các trái phiếu dài hạn liên quan tới thế chấp, không chỉ nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư nhằm củng cố đà phục hồi kinh tế Mỹ mà còn hỗ trợ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Lời thanh minh trên đây của ông Bernanke được đưa ra sau khi Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde cảnh báo chính sách nới lỏng tiền tệ ở các nước phát triển có thể dẫn đến "bong bóng tài sản" và mất cân đối tài chính ở các nền kinh tế mới nổi do dòng vốn nóng dồn đổ về.
Trong bài phát biểu trước đại diện của 188 nước thành viên IMF ở Tokyo, Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega cáo buộc chính sách duy trì đồng USD rẻ, giữ cho lãi suất gần như bằng không trong nhiều năm qua và gói cứu trợ mới của Mỹ là một nỗ lực "ích kỷ", chỉ nhằm tạo ưu thế cho hàng hóa xuất của Mỹ, gây tổn hại cho khả năng xuất khẩu của các nước khác và gây bất ổn định dòng vốn toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov và báo chí Trung Quốc cũng chỉ trích chính sách đồng USD yếu gây ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu của các nước, làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu./.
Phát biểu tại một diễn đàn ở Tokyo do Ngân hàng Nhật Bản và IMF đồng bảo trợ, ông Bernanke nói rằng chính sách khuyến khích tài chính của FED nhằm thúc đẩy và củng cố đà phục hồi của nền kinh tế Mỹ, qua đó cũng mang lại những lợi ích to lớn cho nền toàn cầu. Kinh tế Mỹ phát triển sẽ tạo ra một thị trường tiêu thụ mạnh hơn cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nước, trong đó có các nền kinh tế đang nổi lên.
Cụ thể, ông Bernanke khẳng định gói cứu trợ mới (QE3) mà FED công bố hồi tháng trước, theo đó mỗi tháng chi 40 tỷ USD để mua lại các trái phiếu dài hạn liên quan tới thế chấp, không chỉ nhằm kích thích tiêu dùng và đầu tư nhằm củng cố đà phục hồi kinh tế Mỹ mà còn hỗ trợ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Lời thanh minh trên đây của ông Bernanke được đưa ra sau khi Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde cảnh báo chính sách nới lỏng tiền tệ ở các nước phát triển có thể dẫn đến "bong bóng tài sản" và mất cân đối tài chính ở các nền kinh tế mới nổi do dòng vốn nóng dồn đổ về.
Trong bài phát biểu trước đại diện của 188 nước thành viên IMF ở Tokyo, Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega cáo buộc chính sách duy trì đồng USD rẻ, giữ cho lãi suất gần như bằng không trong nhiều năm qua và gói cứu trợ mới của Mỹ là một nỗ lực "ích kỷ", chỉ nhằm tạo ưu thế cho hàng hóa xuất của Mỹ, gây tổn hại cho khả năng xuất khẩu của các nước khác và gây bất ổn định dòng vốn toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov và báo chí Trung Quốc cũng chỉ trích chính sách đồng USD yếu gây ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu của các nước, làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu./.
(TTXVN)