Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại các tỉnh Tây Nguyên, sáng 16/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác Trung ương đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kon Tum, nghe báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội thời gian qua.
Năm 2011, trong điều kiện kinh tế khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn, Kon Tum là một trong những địa phương giữ được tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá 14,3%. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.470 tỷ đồng.
Diện tích đất gieo trồng hàng năm đạt 74.520ha, tăng 2,4% so với năm 2010. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tích cực triển khai với các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả tại các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông.
Sau 21 năm tái lập tỉnh, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại 8 huyện và 1 thành phố của tỉnh được đầu tư mở rộng. Giao thông kết nối tỉnh với các trung tâm kinh tế của khu vực được thông suốt, nâng cấp mở rộng.
Tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số như hỗ trợ học sinh con hộ nghèo, phát triển cao su tiểu điền, cho vay vốn với hộ đồng bào dân tộc khó khăn. Cùng với giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, hệ thống cơ sở Đảng từ tỉnh đến cơ sở được củng cố kiện toàn.
Khẳng định những nỗ lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội đề ra, các đại biểu đã kiến nghị, đề xuất lãnh đạo Trung ương quan tâm đầu tư các tuyến giao thông, quốc lộ trên địa bàn tỉnh như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 14c, quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư dự án cấp bách kè chống sạt lở bờ sông Đắc Bla; tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo chuẩn nghèo mới năm 2011 - 2015.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng trước những đổi thay về kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại những cơ sở, đơn vị vùng sâu vùng xa - nơi Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm.
Chủ tịch nước biểu dương những giải pháp sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền Kon Tum sau hơn 1 năm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng XI, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, làm tốt công tác đối ngoại thân thiện hòa bình.
Chủ tịch nước cho rằng đây là thành tựu to lớn được Đảng bộ và nhân dân tỉnh thực hiện hướng đến chào mừng kỷ niệm 37 năm giải phóng Kon Tum. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Kon Tum nói riêng, Tây nguyên nói chung còn nhiều tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng.
Cùng với kế hoạch khai thác hiệu quả đất canh tác, tỉnh cần giữ lại diện tích rừng để bảo vệ môi trường, môi sinh. Cho rằng Kon Tum đã có những hướng đi đúng khi kết hợp kinh tế lâm nghiệp với dịch vụ chế biến, khai thác lợi thế cửa khẩu vùng biên, đón đầu những lợi thế về du lịch sinh thái, Chủ tịch nước căn dặn lãnh đạo tỉnh, chú ý những giải pháp an sinh xã hội, làm tốt chế độ chính sách, xóa đói giảm nghèo, xem đây là yếu tố quan trọng để ổn định cuộc sống của đồng bào, đặc biệt là người dân vùng sâu vùng xa.
Chủ tịch nước tin tưởng với tiềm năng lợi thế, Kon Tum tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội đề ra, tạo đà phát triển trong giai đoạn mới.
Cùng ngày, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Thăm xã biên giới Ia Nan thuộc huyện Đức Cơ, nơi đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, Chủ tịch nước đã lắng nghe cán bộ, người dân nơi đây bày tỏ mong muốn tiếp tục được Đảng, Nhà nước dành cho những chính sách đặc thù để phát triển sản xuất, triển khai hiệu quả các chương trình nông thôn mới.
Chủ tịch nước biểu dương những nỗ lực của nông dân trong việc khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng sản phẩm.
Chủ tịch nước hoan nghênh cán bộ chính quyền xã, trong điều kiện khó khăn, đã chăm lo cho người dân về điều kiện học hành, khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn mặt bằng chung cả nước.
Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan ban ngành tỉnh, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, giúp bà con huyện Đức Cơ nói chung, xã Ia Nan nói riêng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, từng bước làm giàu tại chính quê hương.
Chủ tịch nước cũng dành thời gian thăm cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng 723 đóng trên địa bàn xã Ia Nan, huyện Đức Cơ. Chủ tịch nước đánh giá cao nỗ lực của đơn vị đã thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, chủ động nắm tình tình biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững đoàn kết hữu nghị giữa hai bên biên giới; căn dặn cán bộ chiến sỹ tiếp tục thực hiện tốt các chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, “Nghĩa tình Trường Sơn” để củng cố quan hệ quân dân gắn bó.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến thăm Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây nguyên. Ðược thành lập năm 2001, Trung đoàn có nhiệm vụ thường xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu cao, cơ động nhanh để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ gây rối, phối hợp truy bắt các đối tượng hình sự nguy hiểm; tổ chức tuần tra kiểm soát giữ gìn an ninh trật tự, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tham gia cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai.
Chủ tịch nước biểu dương cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên trong quá trình hoạt động đã bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị lớn tổ chức tại các địa phương Tây Nguyên, miền Trung; tham gia phối hợp với các lực lượng vũ trang khắc phục hậu quả thiên tai; kết hợp công tác dân vận, với điều tra cơ bản nắm tình hình địa bàn, xây dựng phương án tác chiến.
Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã thăm làm việc tại Quân đoàn 3. Trong không khí kỷ niệm ngày giải phóng Gia Lai, Chủ tịch nước cùng cán bộ chiến sỹ đã ôn lại những chiến công hào hùng của Quân đoàn những năm kháng chiến với tên gọi truyền thống Binh đoàn Tây nguyên.
Chủ tịch nước đánh giá cao Quân đoàn đã chấp hành nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, triển khai đồng bộ hệ thống trực sẵn sàng chiến đấu các cấp, làm tốt công tác huấn luyện, hiệp đồng quân, binh chủng, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Khẳng định vùng đất Tây nguyên có được những đổi thay cũng có phần đóng góp to lớn của cán bộ chiến sỹ Quân đoàn trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Chủ tịch nước căn dặn tập thể lãnh đạo đơn vị tăng cường quán triệt chỉ đạo việc học tập nghị quyết Đại hội Đảng và các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tạo sự chuyển biến về năng lực, sức chiến đấu của cấp ủy, chi bộ; chăm lo đời sống cho cán bộ chiến sỹ, chú trọng xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.
Thăm Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15, Chủ tịch nước đã nghe báo cáo về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược Tây nguyên.
Chủ tịch nước đánh giá cao những năm qua, mặc dù triển khai nhiệm vụ trong điều kiện tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, thời tiết khí hậu biến đổi bất lợi, nhưng Binh đoàn 15 vẫn luôn kiên định mục tiêu, kết hợp kinh tế và quốc phòng, bảo đảm việc làm, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.
Biểu dương những hoạt động của Binh đoàn với vai trò đi đầu trong phong trào quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh Bộ Chính trị đã xây dựng Nghị quyết về Tây nguyên với mong muốn đưa các tỉnh trong khu vực này thành vùng kinh tế động lực. Để đảm đương được nhiệm vụ, Đảng bộ, chính quyền và lực lượng vũ trang, trong đó có Binh đoàn 15 - đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới, cần nâng cao trách nhiệm.
Cùng với hoàn thiện các khu kinh tế quốc phòng hiện có, mở rộng quy mô trong và ngoài nước, Binh đoàn 15 cần tiếp tục quán triệt cán bộ chiến sỹ nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, thực hiện tốt nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” tổ chức học tập Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, quan tâm xây dựng lực lượng thường trực, dự bị động viên, tự vệ, tạo thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc vùng biên giới./.
Năm 2011, trong điều kiện kinh tế khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn, Kon Tum là một trong những địa phương giữ được tốc độ tăng trưởng GDP đạt khá 14,3%. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.470 tỷ đồng.
Diện tích đất gieo trồng hàng năm đạt 74.520ha, tăng 2,4% so với năm 2010. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tích cực triển khai với các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả tại các huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông.
Sau 21 năm tái lập tỉnh, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại 8 huyện và 1 thành phố của tỉnh được đầu tư mở rộng. Giao thông kết nối tỉnh với các trung tâm kinh tế của khu vực được thông suốt, nâng cấp mở rộng.
Tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số như hỗ trợ học sinh con hộ nghèo, phát triển cao su tiểu điền, cho vay vốn với hộ đồng bào dân tộc khó khăn. Cùng với giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn, hệ thống cơ sở Đảng từ tỉnh đến cơ sở được củng cố kiện toàn.
Khẳng định những nỗ lực để thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội đề ra, các đại biểu đã kiến nghị, đề xuất lãnh đạo Trung ương quan tâm đầu tư các tuyến giao thông, quốc lộ trên địa bàn tỉnh như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 24, Quốc lộ 14c, quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư dự án cấp bách kè chống sạt lở bờ sông Đắc Bla; tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo chuẩn nghèo mới năm 2011 - 2015.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng trước những đổi thay về kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại những cơ sở, đơn vị vùng sâu vùng xa - nơi Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm.
Chủ tịch nước biểu dương những giải pháp sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền Kon Tum sau hơn 1 năm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng XI, đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, làm tốt công tác đối ngoại thân thiện hòa bình.
Chủ tịch nước cho rằng đây là thành tựu to lớn được Đảng bộ và nhân dân tỉnh thực hiện hướng đến chào mừng kỷ niệm 37 năm giải phóng Kon Tum. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Kon Tum nói riêng, Tây nguyên nói chung còn nhiều tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng.
Cùng với kế hoạch khai thác hiệu quả đất canh tác, tỉnh cần giữ lại diện tích rừng để bảo vệ môi trường, môi sinh. Cho rằng Kon Tum đã có những hướng đi đúng khi kết hợp kinh tế lâm nghiệp với dịch vụ chế biến, khai thác lợi thế cửa khẩu vùng biên, đón đầu những lợi thế về du lịch sinh thái, Chủ tịch nước căn dặn lãnh đạo tỉnh, chú ý những giải pháp an sinh xã hội, làm tốt chế độ chính sách, xóa đói giảm nghèo, xem đây là yếu tố quan trọng để ổn định cuộc sống của đồng bào, đặc biệt là người dân vùng sâu vùng xa.
Chủ tịch nước tin tưởng với tiềm năng lợi thế, Kon Tum tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội đề ra, tạo đà phát triển trong giai đoạn mới.
Cùng ngày, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Thăm xã biên giới Ia Nan thuộc huyện Đức Cơ, nơi đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, Chủ tịch nước đã lắng nghe cán bộ, người dân nơi đây bày tỏ mong muốn tiếp tục được Đảng, Nhà nước dành cho những chính sách đặc thù để phát triển sản xuất, triển khai hiệu quả các chương trình nông thôn mới.
Chủ tịch nước biểu dương những nỗ lực của nông dân trong việc khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất chất lượng sản phẩm.
Chủ tịch nước hoan nghênh cán bộ chính quyền xã, trong điều kiện khó khăn, đã chăm lo cho người dân về điều kiện học hành, khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn mặt bằng chung cả nước.
Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan ban ngành tỉnh, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, giúp bà con huyện Đức Cơ nói chung, xã Ia Nan nói riêng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, từng bước làm giàu tại chính quê hương.
Chủ tịch nước cũng dành thời gian thăm cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng 723 đóng trên địa bàn xã Ia Nan, huyện Đức Cơ. Chủ tịch nước đánh giá cao nỗ lực của đơn vị đã thực hiện đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, chủ động nắm tình tình biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững đoàn kết hữu nghị giữa hai bên biên giới; căn dặn cán bộ chiến sỹ tiếp tục thực hiện tốt các chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới”, “Nghĩa tình Trường Sơn” để củng cố quan hệ quân dân gắn bó.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã đến thăm Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây nguyên. Ðược thành lập năm 2001, Trung đoàn có nhiệm vụ thường xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu cao, cơ động nhanh để ngăn chặn, trấn áp kịp thời các vụ gây rối, phối hợp truy bắt các đối tượng hình sự nguy hiểm; tổ chức tuần tra kiểm soát giữ gìn an ninh trật tự, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tham gia cứu nạn, cứu hộ, phòng chống thiên tai.
Chủ tịch nước biểu dương cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên trong quá trình hoạt động đã bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị lớn tổ chức tại các địa phương Tây Nguyên, miền Trung; tham gia phối hợp với các lực lượng vũ trang khắc phục hậu quả thiên tai; kết hợp công tác dân vận, với điều tra cơ bản nắm tình hình địa bàn, xây dựng phương án tác chiến.
Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã thăm làm việc tại Quân đoàn 3. Trong không khí kỷ niệm ngày giải phóng Gia Lai, Chủ tịch nước cùng cán bộ chiến sỹ đã ôn lại những chiến công hào hùng của Quân đoàn những năm kháng chiến với tên gọi truyền thống Binh đoàn Tây nguyên.
Chủ tịch nước đánh giá cao Quân đoàn đã chấp hành nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, triển khai đồng bộ hệ thống trực sẵn sàng chiến đấu các cấp, làm tốt công tác huấn luyện, hiệp đồng quân, binh chủng, thường xuyên giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Khẳng định vùng đất Tây nguyên có được những đổi thay cũng có phần đóng góp to lớn của cán bộ chiến sỹ Quân đoàn trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, Chủ tịch nước căn dặn tập thể lãnh đạo đơn vị tăng cường quán triệt chỉ đạo việc học tập nghị quyết Đại hội Đảng và các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tạo sự chuyển biến về năng lực, sức chiến đấu của cấp ủy, chi bộ; chăm lo đời sống cho cán bộ chiến sỹ, chú trọng xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.
Thăm Bộ Tư lệnh Binh đoàn 15, Chủ tịch nước đã nghe báo cáo về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn chiến lược Tây nguyên.
Chủ tịch nước đánh giá cao những năm qua, mặc dù triển khai nhiệm vụ trong điều kiện tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, thời tiết khí hậu biến đổi bất lợi, nhưng Binh đoàn 15 vẫn luôn kiên định mục tiêu, kết hợp kinh tế và quốc phòng, bảo đảm việc làm, tham gia xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.
Biểu dương những hoạt động của Binh đoàn với vai trò đi đầu trong phong trào quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch nước nhấn mạnh Bộ Chính trị đã xây dựng Nghị quyết về Tây nguyên với mong muốn đưa các tỉnh trong khu vực này thành vùng kinh tế động lực. Để đảm đương được nhiệm vụ, Đảng bộ, chính quyền và lực lượng vũ trang, trong đó có Binh đoàn 15 - đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới, cần nâng cao trách nhiệm.
Cùng với hoàn thiện các khu kinh tế quốc phòng hiện có, mở rộng quy mô trong và ngoài nước, Binh đoàn 15 cần tiếp tục quán triệt cán bộ chiến sỹ nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, thực hiện tốt nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” tổ chức học tập Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, quan tâm xây dựng lực lượng thường trực, dự bị động viên, tự vệ, tạo thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc vùng biên giới./.
Văn Thông - Cao Nguyên - Hoàng Giang (TTXVN)