Hiện cả nước có khoảng 457.691 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có 9.757 trẻ nhiễm HIV/AIDS và hơn một nửa thuộc các gia đình nghèo và rất nghèo.
Đây là báo cáo chính thức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 4/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt kế hoạch Hành động Quốc gia trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và Tầm nhìn đến năm 2020.
Theo Bộ Y tế, HIV/AIDS đã và đang không chỉ tác động đến quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình nói chung mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống an toàn và sự phát triển của mỗi con người, đặc biệt sự phát triển toàn diện của trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do HIV/AIDS gây ra.
Năm 2009, Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Đây là hành động của Việt Nam hưởng ứng Lời kêu gọi hành động và đề nghị Chính phủ các nước xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Hội nghị Tư vấn khu vực Đông Á-Thái Bình Dương về trẻ em và HIV/AIDS được tổ chức tại Hà Nội diễn ra tháng 3/2006.
Theo đó, Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS xác định: “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” bao gồm các nhóm đối tượng: Trẻ em bị nhiễm HIV; trẻ em có nguy cơ nhiễm HIV như: trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; trẻ em sống cùng bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV; trẻ em sử dụng ma túy; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là con của người mua, bán dâm, sử dụng ma túy; trẻ em là nạn nhân của tội mua bán người; trẻ em lang thang; trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác; trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Với sự tác động của HIV/AIDS, nhiều quyền cơ bản của trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã bị hạn chế, thậm chí làm mất đi những quyền mà đáng lẽ ra các em được hưởng. Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã đề ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010 và đưa ra tầm nhìn 2020 ở Việt Nam: Nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trong giai đoạn 2011-2020, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS...
Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 là một kế hoạch hoạt động phối hợp liên ngành nhằm tăng cường nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề bức xúc trong công tác dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các cấp và các tổ chức xã hội đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động đã được kế hoạch đề ra.
Qua 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội triển khai nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục và các trường đại học, cao đẳng đã tổ chức hơn 11.000 hội thảo, tập huấn về HIV/AIDS cho hơn 60.000 lượt học sinh, giáo viên trên cả nước./.
Đây là báo cáo chính thức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg ngày 4/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt kế hoạch Hành động Quốc gia trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và Tầm nhìn đến năm 2020.
Theo Bộ Y tế, HIV/AIDS đã và đang không chỉ tác động đến quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình nói chung mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống an toàn và sự phát triển của mỗi con người, đặc biệt sự phát triển toàn diện của trẻ em. Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề do HIV/AIDS gây ra.
Năm 2009, Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. Đây là hành động của Việt Nam hưởng ứng Lời kêu gọi hành động và đề nghị Chính phủ các nước xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Hội nghị Tư vấn khu vực Đông Á-Thái Bình Dương về trẻ em và HIV/AIDS được tổ chức tại Hà Nội diễn ra tháng 3/2006.
Theo đó, Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS xác định: “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” bao gồm các nhóm đối tượng: Trẻ em bị nhiễm HIV; trẻ em có nguy cơ nhiễm HIV như: trẻ em mồ côi do bố và mẹ hoặc bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; trẻ em sống cùng bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV; trẻ em sử dụng ma túy; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em là con của người mua, bán dâm, sử dụng ma túy; trẻ em là nạn nhân của tội mua bán người; trẻ em lang thang; trẻ em mồ côi do các nguyên nhân khác; trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
Với sự tác động của HIV/AIDS, nhiều quyền cơ bản của trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã bị hạn chế, thậm chí làm mất đi những quyền mà đáng lẽ ra các em được hưởng. Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã đề ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010 và đưa ra tầm nhìn 2020 ở Việt Nam: Nâng cao nhận thức và hành động cho toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Trong giai đoạn 2011-2020, Nhà nước tiếp tục chỉ đạo, đầu tư và đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS...
Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 là một kế hoạch hoạt động phối hợp liên ngành nhằm tăng cường nỗ lực chung để giải quyết các vấn đề bức xúc trong công tác dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các cấp và các tổ chức xã hội đã tích cực triển khai thực hiện các hoạt động đã được kế hoạch đề ra.
Qua 3 năm thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội triển khai nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các cơ sở giáo dục và các trường đại học, cao đẳng đã tổ chức hơn 11.000 hội thảo, tập huấn về HIV/AIDS cho hơn 60.000 lượt học sinh, giáo viên trên cả nước./.
Nhật Minh (TTXVN)