Theo báo cáo nghiên cứu mới công bố của Pew Charitable Trusts, đầu tư cho năng lượng sạch toàn cầu đang trên đà tăng mạnh và đạt mức kỷ lục 263 tỷ USD trong năm 2011, tăng 6,5% so với năm 2010.
Đầu tư cho năng lượng sạch ở châu Á và châu Đại Dương đã tăng 10%, lên 75 tỷ USD, đưa khu vực này trở thành điểm đến hấp dẫn thứ hai cho đầu tư năng lượng sạch, trong đó Ấn Độ, Nhật Bản, và Indonesia nằm trong những thị trường năng lượng sạch tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Giám đốc Chương trình năng lượng sạch của Pew, ông Phyllis Cuttino cho biết đầu tư cho năng lượng sạch, không tính nghiên cứu và phát triển, đã tăng 600% kể từ năm 2004. Sự gia tăng mạnh mẽ này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó thúc đẩy đổi mới, thương mại, sản xuất và lắp đặt các công nghệ năng lượng sạch, tạo ra cơ hội mới cho các nhà sáng tạo, các doanh nhân và người lao động.
Trong số các lĩnh vực năng lượng tái tạo, đầu tư vào năng lượng Mặt Trời đạt 128 tỷ USD, tăng 44%, và chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư cho năng lượng sạch ở các nước G20. Chi phí và giá của các môđun năng lượng Mặt Trời giảm mạnh tới 50% trong vòng một năm qua đã càng thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này. Giá các tua bin gió cũng giảm trong năm 2011.
Cũng trong năm 2011 thế giới đã sản xuất được gần 30 GW năng lượng Mặt Trời và 43 GW điện gió.
Sự kết hợp của giá giảm và đầu tư phát triển tăng tốc đã giúp tạo ra được một công suất năng lượng sạch lắp đặt kỷ lục 83,5 GW trong năm 2011, nâng tổng công suất năng lượng sạch toàn cầu lên 565 GW.
Giám đốc điều hành lĩnh vực tài chính năng lượng mới của Bloomberg, ông Michael Liebreich, cho biết tính đến hết năm 2011, các lĩnh vực năng lượng sạch đã nhận được 1.000 tỷ USD đầu tư tư nhân, đánh dấu một sự tăng trưởng đáng kể trong 8 năm qua.
Giá các môđun quang điện, hiện thấp hơn so với cách đây 3 năm là động lực quan trọng cho việc phát triển sử dụng năng lượng Mặt Trời trên quy mô toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Pew, đầu tư cho năng lượng sạch tại Australia đã tăng 11% trong năm 2011 lên 4,9 tỷ USD, trong đó 82% vào lĩnh vực năng lượng Mặt Trời, và gần 800 triệu USD vào năng lượng gió.
Trong Nhóm G20, Australia đứng thứ 13 về tăng trưởng, thứ 4 về tăng trưởng trong 5 năm và thứ 9 về tăng trưởng công suất lắp đặt với tổng công suất lắp đặt năng lượng sạch hiện nay là trên 5 GW.
Trong khi đó, Trung Quốc đã thu hút được 45,5 tỷ USD đầu tư cho năng lượng sạch, đứng thứ hai trong G20. Đầu tư vào năng lượng gió ở Trung Quốc đạt 29 tỷ USD, cao gấp 3 lần nước thành viên đứng ngay sau trong G20.
Trong hai năm 2010 và 2011 Trung Quốc đã lắp đặt được 20 GW công suất điện gió mỗi năm, đưa tổng công suất lắp đặt năng lượng gió lên hơn 64 GW. Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng Mặt Trời của nước này đã tăng lên 11,3 tỷ USD và thêm 2,3 GW công suất lắp đặt mới trong năm 2011.
Lĩnh vực năng lượng sạch của Ấn Độ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2011, với đầu tư tăng 54% lên 10,2 tỷ USD, đưa quốc gia Nam Á này lên vị trí thứ sáu trong G20, New Delhi đặt mục tiêu lắp đặt được 20 GW năng lượng Mặt Trời từ nay đến năm 2020 với tổng mức đầu tư 4,2 tỷ USD, và 4,2 tỷ USD cho lĩnh vực năng lượng gió để tạo thêm 2,8 GW công suất lắp đặt.
Đầu tư vào năng lượng sạch tại Nhật Bản cũng tăng 23% lên 8,6 tỷ USD, cho thấy sự chuyển hướng rõ ràng của nước này từ năng lượng hạt nhân sang năng lượng sạch. Nhật Bản đứng thứ tám trong G20 về đầu tư cho năng lượng sạch, trong đó 94% cho lĩnh vực năng lượng Mặt Trời./.
Đầu tư cho năng lượng sạch ở châu Á và châu Đại Dương đã tăng 10%, lên 75 tỷ USD, đưa khu vực này trở thành điểm đến hấp dẫn thứ hai cho đầu tư năng lượng sạch, trong đó Ấn Độ, Nhật Bản, và Indonesia nằm trong những thị trường năng lượng sạch tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Giám đốc Chương trình năng lượng sạch của Pew, ông Phyllis Cuttino cho biết đầu tư cho năng lượng sạch, không tính nghiên cứu và phát triển, đã tăng 600% kể từ năm 2004. Sự gia tăng mạnh mẽ này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó thúc đẩy đổi mới, thương mại, sản xuất và lắp đặt các công nghệ năng lượng sạch, tạo ra cơ hội mới cho các nhà sáng tạo, các doanh nhân và người lao động.
Trong số các lĩnh vực năng lượng tái tạo, đầu tư vào năng lượng Mặt Trời đạt 128 tỷ USD, tăng 44%, và chiếm hơn một nửa tổng vốn đầu tư cho năng lượng sạch ở các nước G20. Chi phí và giá của các môđun năng lượng Mặt Trời giảm mạnh tới 50% trong vòng một năm qua đã càng thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này. Giá các tua bin gió cũng giảm trong năm 2011.
Cũng trong năm 2011 thế giới đã sản xuất được gần 30 GW năng lượng Mặt Trời và 43 GW điện gió.
Sự kết hợp của giá giảm và đầu tư phát triển tăng tốc đã giúp tạo ra được một công suất năng lượng sạch lắp đặt kỷ lục 83,5 GW trong năm 2011, nâng tổng công suất năng lượng sạch toàn cầu lên 565 GW.
Giám đốc điều hành lĩnh vực tài chính năng lượng mới của Bloomberg, ông Michael Liebreich, cho biết tính đến hết năm 2011, các lĩnh vực năng lượng sạch đã nhận được 1.000 tỷ USD đầu tư tư nhân, đánh dấu một sự tăng trưởng đáng kể trong 8 năm qua.
Giá các môđun quang điện, hiện thấp hơn so với cách đây 3 năm là động lực quan trọng cho việc phát triển sử dụng năng lượng Mặt Trời trên quy mô toàn cầu.
Theo nghiên cứu của Pew, đầu tư cho năng lượng sạch tại Australia đã tăng 11% trong năm 2011 lên 4,9 tỷ USD, trong đó 82% vào lĩnh vực năng lượng Mặt Trời, và gần 800 triệu USD vào năng lượng gió.
Trong Nhóm G20, Australia đứng thứ 13 về tăng trưởng, thứ 4 về tăng trưởng trong 5 năm và thứ 9 về tăng trưởng công suất lắp đặt với tổng công suất lắp đặt năng lượng sạch hiện nay là trên 5 GW.
Trong khi đó, Trung Quốc đã thu hút được 45,5 tỷ USD đầu tư cho năng lượng sạch, đứng thứ hai trong G20. Đầu tư vào năng lượng gió ở Trung Quốc đạt 29 tỷ USD, cao gấp 3 lần nước thành viên đứng ngay sau trong G20.
Trong hai năm 2010 và 2011 Trung Quốc đã lắp đặt được 20 GW công suất điện gió mỗi năm, đưa tổng công suất lắp đặt năng lượng gió lên hơn 64 GW. Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng Mặt Trời của nước này đã tăng lên 11,3 tỷ USD và thêm 2,3 GW công suất lắp đặt mới trong năm 2011.
Lĩnh vực năng lượng sạch của Ấn Độ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2011, với đầu tư tăng 54% lên 10,2 tỷ USD, đưa quốc gia Nam Á này lên vị trí thứ sáu trong G20, New Delhi đặt mục tiêu lắp đặt được 20 GW năng lượng Mặt Trời từ nay đến năm 2020 với tổng mức đầu tư 4,2 tỷ USD, và 4,2 tỷ USD cho lĩnh vực năng lượng gió để tạo thêm 2,8 GW công suất lắp đặt.
Đầu tư vào năng lượng sạch tại Nhật Bản cũng tăng 23% lên 8,6 tỷ USD, cho thấy sự chuyển hướng rõ ràng của nước này từ năng lượng hạt nhân sang năng lượng sạch. Nhật Bản đứng thứ tám trong G20 về đầu tư cho năng lượng sạch, trong đó 94% cho lĩnh vực năng lượng Mặt Trời./.
Việt Tú (TTXVN)