Sau những động thái khá quyết liệt từ Ngân hàng Nhà nước nhằm ấn định mức trần lãi suất huy động vốn ở 14%, nhiều ngân hàng nhỏ đang "lách" quy định này bằng cách đẩy lãi suất không kỳ hạn lên 8-9%, thậm chí là 12% đối với những khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam, để giữ chân khách hàng.
Theo các chuyên gia, việc tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn như vậy có thể sẽ dẫn tới rủi ro về thanh khoản cho chính các ngân hàng.
Chạy đua nâng lãi suất không kỳ hạn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) vừa tăng mạnh lãi suất VND không kỳ hạn ở sản phẩm tiền gửi đầu tư trực tuyến, mức cao nhất lên đến 9,6%/năm.
Cụ thể, mức lãi suất vừa điều chỉnh tăng mạnh ở tiền gửi đầu tư trực tuyến không kỳ hạn. Các mức từ 3,72% - 6%/năm theo các mức tiền gửi từ 1 triệu đồng đến 1 tỷ đồng trở lên trước đó được thay bằng 6% - 9,6%/năm.
Một số ngân hàng khác cũng đang đẩy mạnh các sản phẩm tiền gửi trên với lãi suất khá cao như OCB với 9,5%/năm, VPBank với 9%/năm. Thậm chí, SeABank còn lách lãi suất bằng số dư tiền gửi của khách hàng chứ không lách bằng kỳ hạn. Nếu số dư tiền gửi trên tài khoản duy trì trên 50 triệu đồng trong ngày sẽ được hưởng lãi suất 12% và dưới 50 triệu đồng lãi suất tiết kiệm là 9%/năm, số tiền trong tài khoản có thể rút bất kỳ lúc nào.
Lãnh đạo một số ngân hàng tại Hà Nội cũng cho biết đang cân nhắc để đưa ra lãi suất không kỳ hạn trên dưới 10%. Lý giải cho động thái này nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng, do kỳ vọng lạm phát vẫn còn rất lớn làm cho hoạt động huy động vốn VND đã được “luật hóa” dưới 14%/năm, buộc các ngân hàng phải đẩy lãi suất không kỳ hạn siêu ngắn lên cao để hấp dẫn người gửi tiền.
Lãnh đạo Ngân hàng ACB cho biết trước đây người gửi tiền được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi, nhưng sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 04 quy định về việc khách hàng rút tiền trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn (từ 3%-3,6%). Điều này khiến các ngân hàng rất khó giữ chân khách hàng nếu không tăng lãi suất không kỳ hạn.
Một nguyên nhân nữa khiến nhiều ngân hàng tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao là, lâu nay những ngân hàng nhỏ chủ yếu sống bằng hoạt động tín dụng, trong đó cho vay phi sản xuất góp phần đáng kể. Việc giảm tín dụng phi sản xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đã tác động mạnh đến nguồn thu của các ngân hàng này.
Với việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao, nhiều khách hàng vui mừng ra mặt. Chị Trần Kỳ Hà Anh tại Núi Trúc, Ba Đình cho biết: Gia đình tôi mở công ty riêng nên thỉnh thoảng có chút vốn nhàn rỗi. Trước đây tôi thường gửi từ 2 tuần đến một tháng, nhưng có nhiều lần phải rút trước hạn nên lãi suất chẳng được bao nhiêu. Giờ các ngân hàng tăng lãi suất lên cao hơn trước nên chúng tôi sẽ gửi không kỳ hạn, vừa thuận tiện trong việc kinh doanh, lại vừa được hưởng lãi cao.
"Làm xiếc" trên kỳ hạn
Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao là cực kỳ nguy hiểm và sẽ gây bất lợi cho chính các ngân hàng. Việc tăng lãi suất như vậy sẽ gây tâm lý người gửi chỉ muốn gửi kỳ hạn ngắn, trong khi đó nhu cầu cho vay trung và dài hạn lại nhiều, sẽ dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.
Việc cho phép khách hàng rút vốn trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao vô hình chung đã tạo thế bất lợi cho khách hàng. “Lợi bất cập hại”, chẳng biết các ngân hàng thu được bao nhiêu lợi ích qua sản phẩm này, nhưng hệ quả là càng làm cho khách hàng xa rời các kỳ hạn dài mà chỉ quan tâm tới các kỳ hạn ngắn, thậm chí là cực ngắn. Đường cong lãi suất vì thế cứ ngày một biến dạng và hiện đang bị uốn ngược.
Bởi vậy, có chuyên gia kinh tế đã gọi “tiểu xảo" này của các ngân hàng là “làm xiếc trên kỳ hạn”.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Cao Sỹ Kiêm cũng thừa nhận, thời gian qua các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn, trong khi Ngân hàng Nhà nước quy định, các tổ chức tín dụng không được sử dụng quá 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Và thế là nhiều ngân hàng đã nghĩ ra “chiêu lách luật” để biến nguồn vốn ngắn hạn thành trung và dài hạn bằng sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt hay tiết kiệm theo thời gian thực gửi.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội cho thấy, các tổ chức tín dụng Hà Nội nhìn chung đảm bảo thanh khoản nhưng chưa thực sự vững chắc. Nguồn huy động của tổ chức tín dụng chủ yếu là kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng, chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng dư nợ.
Vấn đề quan tâm lớn nhất hiện nay là nguồn vốn huy động trung và dài hạn rất hạn chế, gây khó khăn trong việc quản trị nguồn vốn của một số tổ chức tín dụng, đặc biệt là tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ nên không bảo đảm cân đối kỳ hạn, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất tiềm ẩn.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho rằng trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, các ngân hàng thương mại cần tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, không nên vì cạnh tranh không lành mạnh tạo cuộc đua gây bất ổn cho thị trường. Nếu cần vốn nhanh, các ngân hàng thương mại còn kênh vốn từ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn trong một khoảng thời gian vài tháng ở mức lãi suất hợp lý.
Cũng theo các chuyên gia, để thị trường tiền tệ thực sự đi vào ổn định, việc đầu tiên là các ngân hàng thương mại cần phải đồng tâm xây dựng lại đường cong lãi suất theo đúng quy luật vốn có của nó. Về phía Ngân hàng Nhà nước cần kiểm tra, giám sát chặt thị trường, xử lý nghiêm những ngân hàng đẩy lãi suất lên cao bất thường./.
Theo các chuyên gia, việc tăng mạnh lãi suất không kỳ hạn như vậy có thể sẽ dẫn tới rủi ro về thanh khoản cho chính các ngân hàng.
Chạy đua nâng lãi suất không kỳ hạn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) vừa tăng mạnh lãi suất VND không kỳ hạn ở sản phẩm tiền gửi đầu tư trực tuyến, mức cao nhất lên đến 9,6%/năm.
Cụ thể, mức lãi suất vừa điều chỉnh tăng mạnh ở tiền gửi đầu tư trực tuyến không kỳ hạn. Các mức từ 3,72% - 6%/năm theo các mức tiền gửi từ 1 triệu đồng đến 1 tỷ đồng trở lên trước đó được thay bằng 6% - 9,6%/năm.
Một số ngân hàng khác cũng đang đẩy mạnh các sản phẩm tiền gửi trên với lãi suất khá cao như OCB với 9,5%/năm, VPBank với 9%/năm. Thậm chí, SeABank còn lách lãi suất bằng số dư tiền gửi của khách hàng chứ không lách bằng kỳ hạn. Nếu số dư tiền gửi trên tài khoản duy trì trên 50 triệu đồng trong ngày sẽ được hưởng lãi suất 12% và dưới 50 triệu đồng lãi suất tiết kiệm là 9%/năm, số tiền trong tài khoản có thể rút bất kỳ lúc nào.
Lãnh đạo một số ngân hàng tại Hà Nội cũng cho biết đang cân nhắc để đưa ra lãi suất không kỳ hạn trên dưới 10%. Lý giải cho động thái này nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng, do kỳ vọng lạm phát vẫn còn rất lớn làm cho hoạt động huy động vốn VND đã được “luật hóa” dưới 14%/năm, buộc các ngân hàng phải đẩy lãi suất không kỳ hạn siêu ngắn lên cao để hấp dẫn người gửi tiền.
Lãnh đạo Ngân hàng ACB cho biết trước đây người gửi tiền được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi, nhưng sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 04 quy định về việc khách hàng rút tiền trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn (từ 3%-3,6%). Điều này khiến các ngân hàng rất khó giữ chân khách hàng nếu không tăng lãi suất không kỳ hạn.
Một nguyên nhân nữa khiến nhiều ngân hàng tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao là, lâu nay những ngân hàng nhỏ chủ yếu sống bằng hoạt động tín dụng, trong đó cho vay phi sản xuất góp phần đáng kể. Việc giảm tín dụng phi sản xuất theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước đã tác động mạnh đến nguồn thu của các ngân hàng này.
Với việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao, nhiều khách hàng vui mừng ra mặt. Chị Trần Kỳ Hà Anh tại Núi Trúc, Ba Đình cho biết: Gia đình tôi mở công ty riêng nên thỉnh thoảng có chút vốn nhàn rỗi. Trước đây tôi thường gửi từ 2 tuần đến một tháng, nhưng có nhiều lần phải rút trước hạn nên lãi suất chẳng được bao nhiêu. Giờ các ngân hàng tăng lãi suất lên cao hơn trước nên chúng tôi sẽ gửi không kỳ hạn, vừa thuận tiện trong việc kinh doanh, lại vừa được hưởng lãi cao.
"Làm xiếc" trên kỳ hạn
Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao là cực kỳ nguy hiểm và sẽ gây bất lợi cho chính các ngân hàng. Việc tăng lãi suất như vậy sẽ gây tâm lý người gửi chỉ muốn gửi kỳ hạn ngắn, trong khi đó nhu cầu cho vay trung và dài hạn lại nhiều, sẽ dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.
Việc cho phép khách hàng rút vốn trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao vô hình chung đã tạo thế bất lợi cho khách hàng. “Lợi bất cập hại”, chẳng biết các ngân hàng thu được bao nhiêu lợi ích qua sản phẩm này, nhưng hệ quả là càng làm cho khách hàng xa rời các kỳ hạn dài mà chỉ quan tâm tới các kỳ hạn ngắn, thậm chí là cực ngắn. Đường cong lãi suất vì thế cứ ngày một biến dạng và hiện đang bị uốn ngược.
Bởi vậy, có chuyên gia kinh tế đã gọi “tiểu xảo" này của các ngân hàng là “làm xiếc trên kỳ hạn”.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Cao Sỹ Kiêm cũng thừa nhận, thời gian qua các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn, trong khi Ngân hàng Nhà nước quy định, các tổ chức tín dụng không được sử dụng quá 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Và thế là nhiều ngân hàng đã nghĩ ra “chiêu lách luật” để biến nguồn vốn ngắn hạn thành trung và dài hạn bằng sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt hay tiết kiệm theo thời gian thực gửi.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội cho thấy, các tổ chức tín dụng Hà Nội nhìn chung đảm bảo thanh khoản nhưng chưa thực sự vững chắc. Nguồn huy động của tổ chức tín dụng chủ yếu là kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng, chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng dư nợ.
Vấn đề quan tâm lớn nhất hiện nay là nguồn vốn huy động trung và dài hạn rất hạn chế, gây khó khăn trong việc quản trị nguồn vốn của một số tổ chức tín dụng, đặc biệt là tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ nên không bảo đảm cân đối kỳ hạn, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất tiềm ẩn.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho rằng trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, các ngân hàng thương mại cần tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, không nên vì cạnh tranh không lành mạnh tạo cuộc đua gây bất ổn cho thị trường. Nếu cần vốn nhanh, các ngân hàng thương mại còn kênh vốn từ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn trong một khoảng thời gian vài tháng ở mức lãi suất hợp lý.
Cũng theo các chuyên gia, để thị trường tiền tệ thực sự đi vào ổn định, việc đầu tiên là các ngân hàng thương mại cần phải đồng tâm xây dựng lại đường cong lãi suất theo đúng quy luật vốn có của nó. Về phía Ngân hàng Nhà nước cần kiểm tra, giám sát chặt thị trường, xử lý nghiêm những ngân hàng đẩy lãi suất lên cao bất thường./.
Thúy Hà (Vietnam+)