Làm thế nào để nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số là nội dung đại biểu K’so Phước, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao đổi với phóng viên bên lề Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Theo đại biểu K’so Phước, trong công tác xóa đói giảm nghèo, sự giúp đỡ của Nhà nước là rất quan trọng nhưng phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc thiểu số là yếu tố quyết định.
Tuy đất nước còn nghèo, nhưng hằng năm Đảng và Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực để tập trung cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xét về hiệu quả, có những sự thay đổi rõ rệt, nhưng so với mức phát triển chung của cả nước thì vẫn còn khoảng cách rất xa. Vấn đề là làm sao rút ngắn được thời gian và tạo điều kiện cho vùng khó khăn có thể tiếp cận gần hơn nữa mức trung bình của cả nước.
Đại biểu K’so Phước đề xuất cần đổi mới xây dựng chính sách và đổi mới cách thức thực hiện chính sách, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách, rà soát lại để tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực.
Trong quá trình phát triển, sẽ xuất hiện những vấn đề mới đòi hỏi Đảng và Nhà nước có sự điều chỉnh về chính sách cho phù hợp. Tuy nhiên, phải quán triệt các quan điểm lớn, các vấn đề có tính nguyên tắc về công tác dân tộc được thể hiện trong Nghị quyết 7 của Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt.
Đại biểu cho rằng, cách thức tổ chức thực hiện ở từng vùng không nên giống nhau, không cào bằng một mẫu số chung là dân tộc thiểu số, mà đối với mỗi vùng, mỗi dân tộc cần mức độ ưu tiên khác nhau. Đây là vấn đề cần được cụ thể hóa hơn trong nhiệm kỳ này, có như vậy mới khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước và của cả nhân dân. Cũng cần khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Đề xuất giải pháp đột phá, theo đại biểu K’so Phước, trên từng lĩnh vực cụ thể sẽ có những khâu đột phá riêng. Trên lĩnh vực nâng cao dân trí, bước đột phá phải là giáo dục phổ thông, đó là "cửa" đi ra đầu tiên để tiếp cận tri thức khoa học.
Về thu hút đầu tư, thông thương hàng hóa, vấn đề đột phá là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đất nông nghiệp, thủy lợi. Đối với công tác cán bộ phải có đầu tàu đó chính là đội ngũ cán bộ. Hiện nay điểm yếu chính là vấn đề cán bộ, phải kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, cụ thể là cán bộ người dân tộc thiểu số./.
Theo đại biểu K’so Phước, trong công tác xóa đói giảm nghèo, sự giúp đỡ của Nhà nước là rất quan trọng nhưng phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc thiểu số là yếu tố quyết định.
Tuy đất nước còn nghèo, nhưng hằng năm Đảng và Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực để tập trung cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xét về hiệu quả, có những sự thay đổi rõ rệt, nhưng so với mức phát triển chung của cả nước thì vẫn còn khoảng cách rất xa. Vấn đề là làm sao rút ngắn được thời gian và tạo điều kiện cho vùng khó khăn có thể tiếp cận gần hơn nữa mức trung bình của cả nước.
Đại biểu K’so Phước đề xuất cần đổi mới xây dựng chính sách và đổi mới cách thức thực hiện chính sách, trong đó tập trung hoàn thiện chính sách, rà soát lại để tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực.
Trong quá trình phát triển, sẽ xuất hiện những vấn đề mới đòi hỏi Đảng và Nhà nước có sự điều chỉnh về chính sách cho phù hợp. Tuy nhiên, phải quán triệt các quan điểm lớn, các vấn đề có tính nguyên tắc về công tác dân tộc được thể hiện trong Nghị quyết 7 của Ban chấp hành Trung ương (khóa IX), đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt.
Đại biểu cho rằng, cách thức tổ chức thực hiện ở từng vùng không nên giống nhau, không cào bằng một mẫu số chung là dân tộc thiểu số, mà đối với mỗi vùng, mỗi dân tộc cần mức độ ưu tiên khác nhau. Đây là vấn đề cần được cụ thể hóa hơn trong nhiệm kỳ này, có như vậy mới khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước và của cả nhân dân. Cũng cần khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Đề xuất giải pháp đột phá, theo đại biểu K’so Phước, trên từng lĩnh vực cụ thể sẽ có những khâu đột phá riêng. Trên lĩnh vực nâng cao dân trí, bước đột phá phải là giáo dục phổ thông, đó là "cửa" đi ra đầu tiên để tiếp cận tri thức khoa học.
Về thu hút đầu tư, thông thương hàng hóa, vấn đề đột phá là xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đất nông nghiệp, thủy lợi. Đối với công tác cán bộ phải có đầu tàu đó chính là đội ngũ cán bộ. Hiện nay điểm yếu chính là vấn đề cán bộ, phải kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, cụ thể là cán bộ người dân tộc thiểu số./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)