Chính phủ Cuba tố cáo chính sách bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt chống lại quốc đảo này trong hơn nửa thế kỷ qua đã khiến cho ngành du lịch, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, thiệt hại gần hai tỷ USD trong năm vừa qua.
Báo cáo của Bộ Du lịch Cuba (MINTUR) công bố ngày 26/10 cho biết việc Mỹ cấm không cho công dân của họ được phép du lịch tới Cuba đã gây ảnh hưởng lớn tới nguồn thu du lịch của nước này.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ tháng 4/2012 đến 3/2013, trong tổng số hơn 12 triệu du khách Mỹ lựa chọn các điểm đến tại vùng Caribe, có khoảng 1,86 triệu khách có thể đã tới du lịch tại Cuba nếu không bị ngăn cản bởi chính sách cấm vận.
Giám đốc đối ngoại của MINTUR Rosa Adela Mejias cho biết trong những năm gần đây mặc dù vùng Caribe, trong đó có Cuba, ngày càng trở thành điểm du lịch ưa thích của người Mỹ song quốc đảo này vẫn tiếp tục là “điểm cấm” bất chấp khoảng cách địa lý gần gũi.
Những hạn chế do lệnh bao vây cấm vận gây ra không chỉ tác động tới các loại hình du lịch Cuba cung cấp mà còn ngăn cản không cho các công ty du lịch của Cuba quảng cáo trên các hệ thống dịch vụ lớn qua mạng như Google, Yahoo hay MSN.
Ngoài ra, công tác bảo đảm hậu cần cho các dịch vụ du lịch tại Cuba cũng bị tác động lớn do các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm phục vụ du khách từ nước thứ ba và thông qua trung gian, khiến cho giá thành tăng ít nhất từ 25% trở lên, trong khi trên thực tế các mặt hàng đó phía Cuba có thể mua trực tiếp được từ thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, bất chấp những rào cản do lệnh bao vây cấm vận gây ra, số lượng khách Mỹ tìm được cách “lách luật” để du lịch ở Cuba vẫn tăng gấp đôi trong sáu năm trở lại đây và đến năm 2012 đã đạt 98.000 lượt người.
Tất cả những công dân Mỹ muốn thăm Cuba đều phải do Cơ quan quản lý tài sản nước ngoài (OFAC) cấp giấy phép thông qua các tổ chức tài trợ một số chương trình trao đổi giáo dục và văn hóa.
Tuy nhiên, những đối tượng này vẫn bị giới hạn số tiền tiêu hàng ngày và không được phép nhập khẩu vào Mỹ các sản phẩm du lịch hoặc các sản phẩm khác do Cuba sản xuất.
Trong năm 2012, Cuba đã đón khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch và dự kiến năm nay con số này sẽ vượt ba triệu lượt người.
Du lịch là ngành đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai cho nền kinh tế Cuba, sau ngành dịch vụ xuất khẩu chuyên gia và kỹ thuật viên, với tổng doanh thu năm 2012 lên tới hơn 2,6 tỷ USD./.
Báo cáo của Bộ Du lịch Cuba (MINTUR) công bố ngày 26/10 cho biết việc Mỹ cấm không cho công dân của họ được phép du lịch tới Cuba đã gây ảnh hưởng lớn tới nguồn thu du lịch của nước này.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ tháng 4/2012 đến 3/2013, trong tổng số hơn 12 triệu du khách Mỹ lựa chọn các điểm đến tại vùng Caribe, có khoảng 1,86 triệu khách có thể đã tới du lịch tại Cuba nếu không bị ngăn cản bởi chính sách cấm vận.
Giám đốc đối ngoại của MINTUR Rosa Adela Mejias cho biết trong những năm gần đây mặc dù vùng Caribe, trong đó có Cuba, ngày càng trở thành điểm du lịch ưa thích của người Mỹ song quốc đảo này vẫn tiếp tục là “điểm cấm” bất chấp khoảng cách địa lý gần gũi.
Những hạn chế do lệnh bao vây cấm vận gây ra không chỉ tác động tới các loại hình du lịch Cuba cung cấp mà còn ngăn cản không cho các công ty du lịch của Cuba quảng cáo trên các hệ thống dịch vụ lớn qua mạng như Google, Yahoo hay MSN.
Ngoài ra, công tác bảo đảm hậu cần cho các dịch vụ du lịch tại Cuba cũng bị tác động lớn do các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm phục vụ du khách từ nước thứ ba và thông qua trung gian, khiến cho giá thành tăng ít nhất từ 25% trở lên, trong khi trên thực tế các mặt hàng đó phía Cuba có thể mua trực tiếp được từ thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, bất chấp những rào cản do lệnh bao vây cấm vận gây ra, số lượng khách Mỹ tìm được cách “lách luật” để du lịch ở Cuba vẫn tăng gấp đôi trong sáu năm trở lại đây và đến năm 2012 đã đạt 98.000 lượt người.
Tất cả những công dân Mỹ muốn thăm Cuba đều phải do Cơ quan quản lý tài sản nước ngoài (OFAC) cấp giấy phép thông qua các tổ chức tài trợ một số chương trình trao đổi giáo dục và văn hóa.
Tuy nhiên, những đối tượng này vẫn bị giới hạn số tiền tiêu hàng ngày và không được phép nhập khẩu vào Mỹ các sản phẩm du lịch hoặc các sản phẩm khác do Cuba sản xuất.
Trong năm 2012, Cuba đã đón khoảng 2,8 triệu lượt khách du lịch và dự kiến năm nay con số này sẽ vượt ba triệu lượt người.
Du lịch là ngành đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai cho nền kinh tế Cuba, sau ngành dịch vụ xuất khẩu chuyên gia và kỹ thuật viên, với tổng doanh thu năm 2012 lên tới hơn 2,6 tỷ USD./.
(TTXVN)