Chiều 18/10, Đại học Sư phạm Cachan (ENS - Cachan), một trong những trường đại học lớn của Pháp nằm tại ngoại ô thủ đô Paris, đã trao bằng tiến sỹ danh dự cho giáo sư-viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu.
Trong một buổi lễ tổ chức trong khuôn viên nhà trường có sự tham dự của nhiều giáo sư, giảng viên của nhà trường, giáo sư vật lý Việt Kiều Jean Trần Thanh Vân và một số trí thức, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp, giáo sư Pierre-Paul Zalio, Giám đốc của trường ENS Cachan đã chính thức trao chứng nhận tiến sỹ danh dự cho Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu.
Quyết định phong tặng bằng tiến sỹ danh dự cho viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đã được trường ENS Cachan đưa ra cách đây hai năm, nhưng tới nay, nhà khoa học Việt Nam mới thu xếp gặp gỡ được ban lãnh đạo của nhà trường.
Theo giáo sư Pierre-Paul Zalio, danh hiệu này ghi nhận những công trình nghiên cứu của Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu trong bộ môn vật lý, những đóng góp của ông vào việc xây dựng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp, đặc biệt là với trường Đại học sư phạm Cachan.
Giáo sư Mireille Tadjeddine, nguyên Trưởng khoa vật lý của Đại học sư phạm Cachan, trong diễn văn điểm lại những cống hiến của Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, đã nhận xét ông là “một trong những nhà khoa học lớn nhất của Việt Nam, người tham gia tích cực vào đời sống khoa học và phát triển đại học của đất nước và có quan hệ gần gũi với khoa học và hệ thống giáo dục của Pháp.”
Mặc dù nắm giữ nhiều cương vị quản lý, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu đã công bố khoảng 130 công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực vật lý lượng tử. Từ năm 1996 đến 1999, ông là thành viên Ủy ban về các hạt và trường, thuộc Liên minh quốc tế vật lý lý thuyết và ứng dụng (IUPAP).
Trường Đại học sư phạm Cachan thành lập từ năm 1891 và có 17 khoa đào tạo. Từ thập kỷ 1990, trường đã có nhiều dự án hợp tác với Việt Nam, bắt đầu với việc cử giảng viên sang giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trường đã tiếp nhận nhiều giảng viên từ các đại học của Việt Nam sang thực tập và nhiều học sinh giỏi của Việt Nam sang đào tạo.
ENS Cachan cũng nằm trong nhóm các trường đại học của Pháp tham gia hỗ trợ thành lập Trường đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội, trường đại học công lập nằm trong lộ trình xây dựng các cơ sở đào tạo đẳng cấp thế giới của Việt Nam, dự án mà giáo sư Nguyễn Văn Hiệu là người tham gia tích cực ngay từ đầu./.
Trong một buổi lễ tổ chức trong khuôn viên nhà trường có sự tham dự của nhiều giáo sư, giảng viên của nhà trường, giáo sư vật lý Việt Kiều Jean Trần Thanh Vân và một số trí thức, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp, giáo sư Pierre-Paul Zalio, Giám đốc của trường ENS Cachan đã chính thức trao chứng nhận tiến sỹ danh dự cho Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu.
Quyết định phong tặng bằng tiến sỹ danh dự cho viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu đã được trường ENS Cachan đưa ra cách đây hai năm, nhưng tới nay, nhà khoa học Việt Nam mới thu xếp gặp gỡ được ban lãnh đạo của nhà trường.
Theo giáo sư Pierre-Paul Zalio, danh hiệu này ghi nhận những công trình nghiên cứu của Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu trong bộ môn vật lý, những đóng góp của ông vào việc xây dựng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp, đặc biệt là với trường Đại học sư phạm Cachan.
Giáo sư Mireille Tadjeddine, nguyên Trưởng khoa vật lý của Đại học sư phạm Cachan, trong diễn văn điểm lại những cống hiến của Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, đã nhận xét ông là “một trong những nhà khoa học lớn nhất của Việt Nam, người tham gia tích cực vào đời sống khoa học và phát triển đại học của đất nước và có quan hệ gần gũi với khoa học và hệ thống giáo dục của Pháp.”
Mặc dù nắm giữ nhiều cương vị quản lý, giáo sư Nguyễn Văn Hiệu đã công bố khoảng 130 công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực vật lý lượng tử. Từ năm 1996 đến 1999, ông là thành viên Ủy ban về các hạt và trường, thuộc Liên minh quốc tế vật lý lý thuyết và ứng dụng (IUPAP).
Trường Đại học sư phạm Cachan thành lập từ năm 1891 và có 17 khoa đào tạo. Từ thập kỷ 1990, trường đã có nhiều dự án hợp tác với Việt Nam, bắt đầu với việc cử giảng viên sang giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trường đã tiếp nhận nhiều giảng viên từ các đại học của Việt Nam sang thực tập và nhiều học sinh giỏi của Việt Nam sang đào tạo.
ENS Cachan cũng nằm trong nhóm các trường đại học của Pháp tham gia hỗ trợ thành lập Trường đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội, trường đại học công lập nằm trong lộ trình xây dựng các cơ sở đào tạo đẳng cấp thế giới của Việt Nam, dự án mà giáo sư Nguyễn Văn Hiệu là người tham gia tích cực ngay từ đầu./.
Tiến Nhất/Paris (Vietnam+)