Theo hãng AFP, Trung Quốc đã thống trị thị trường nghệ thuật và cổ vật toàn cầu trong năm ngoái, theo một báo cáo công bố ngày 16/3, trước lễ khai trương Hội chợ hàng nghệ thuật châu Âu ở Hà Lan.
Báo cáo do các nhà tổ chức hội chợ cổ vật lớn nhất thế giới biên soạn, theo đó Trung Quốc đang chiếm 30% thị phần cổ vật và hàng nghệ thuật toàn cầu.
Theo Báo cáo, "Trung quốc vượt qua Mỹ lần đầu vào năm 2011 để trở thành nơi tiêu thụ hàng nghệ thuật và đồ cổ hàng đầu thế giới" và các nghiên cứu của họ dựa trên thông tin thu được từ những cuộc bán đấu giá và các giao dịch cá nhân.
Báo cáo mang tên "Thị trường nghệ thuật quốc tế 2010: Quan sát hoạt động buôn bán hàng nghệ thuật trong hơn 25 năm" cho thấy Mỹ bị đẩy xuống hàng thứ 2 và chỉ chiếm có 29% thị phần, trong khi hoạt động buôn bán hàng nghệ thuật trên thế giới đã tăng 7% so với năm 2010, đạt mốc 60,3 tỷ USD. Anh đứng thứ 3 với 22% thị phần và Pháp đứng thứ 4 với 6%.
Báo cáo do Claire McAndrew biên doạn. Bà là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật và các tác phẩm trang trí. Bà gọi sự tăng trưởng của thị trường nghệ thuật là "một trong những thay đổi mang tính cơ bản và quan trọng nhất trong 50 năm qua. Sự thống trị của thị trường Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi sự giàu có từ nền kinh tế trong nước, do nhu cầu tăng cao và nhất là do tác động từ những người mua tới từ Trung Quốc."
Thị trường nghệ thuật và cổ vật đã phục hồi đáng kể trong 2 năm qua, khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, vốn đã tạo ra "một bầu không khí mua sắm cẩn trọng hơn."
McAndrew đánh giá các thương gia Trung Quốc tham gia thị trường này nhiều còn vì họ coi hàng nghệ thuật như một kênh đầu tư an toàn hơn so với bất động sản và cổ phiếu.
Khoảng 260 nhà triển lãm từ 18 nước sẽ tham gia hội chợ năm nay, sẽ trưng bày khoảng 30.000 tác phẩm nghệ thuật để bán. Trong số đó có tác phẩm điêu khắc "Reclining Figure Curved" của nghệ sy Henry Moore sáng tác năm 1977 trên đá granite đen, với giá ước tính khoảng 35 triệu USD.
Hội chợ sẽ kéo dài tới ngày 25/3./.
Báo cáo do các nhà tổ chức hội chợ cổ vật lớn nhất thế giới biên soạn, theo đó Trung Quốc đang chiếm 30% thị phần cổ vật và hàng nghệ thuật toàn cầu.
Theo Báo cáo, "Trung quốc vượt qua Mỹ lần đầu vào năm 2011 để trở thành nơi tiêu thụ hàng nghệ thuật và đồ cổ hàng đầu thế giới" và các nghiên cứu của họ dựa trên thông tin thu được từ những cuộc bán đấu giá và các giao dịch cá nhân.
Báo cáo mang tên "Thị trường nghệ thuật quốc tế 2010: Quan sát hoạt động buôn bán hàng nghệ thuật trong hơn 25 năm" cho thấy Mỹ bị đẩy xuống hàng thứ 2 và chỉ chiếm có 29% thị phần, trong khi hoạt động buôn bán hàng nghệ thuật trên thế giới đã tăng 7% so với năm 2010, đạt mốc 60,3 tỷ USD. Anh đứng thứ 3 với 22% thị phần và Pháp đứng thứ 4 với 6%.
Báo cáo do Claire McAndrew biên doạn. Bà là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật và các tác phẩm trang trí. Bà gọi sự tăng trưởng của thị trường nghệ thuật là "một trong những thay đổi mang tính cơ bản và quan trọng nhất trong 50 năm qua. Sự thống trị của thị trường Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi sự giàu có từ nền kinh tế trong nước, do nhu cầu tăng cao và nhất là do tác động từ những người mua tới từ Trung Quốc."
Thị trường nghệ thuật và cổ vật đã phục hồi đáng kể trong 2 năm qua, khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, vốn đã tạo ra "một bầu không khí mua sắm cẩn trọng hơn."
McAndrew đánh giá các thương gia Trung Quốc tham gia thị trường này nhiều còn vì họ coi hàng nghệ thuật như một kênh đầu tư an toàn hơn so với bất động sản và cổ phiếu.
Khoảng 260 nhà triển lãm từ 18 nước sẽ tham gia hội chợ năm nay, sẽ trưng bày khoảng 30.000 tác phẩm nghệ thuật để bán. Trong số đó có tác phẩm điêu khắc "Reclining Figure Curved" của nghệ sy Henry Moore sáng tác năm 1977 trên đá granite đen, với giá ước tính khoảng 35 triệu USD.
Hội chợ sẽ kéo dài tới ngày 25/3./.
Hoàng Long (Vietnam+)