Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Juan Somavia ngày 28/6 cảnh báo suy thoái kinh tế đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến khu vực công của châu Âu, đồng thời kêu gọi các chính phủ châu Âu tăng cường đối thoại xã hội trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn biến ngày càng phức tạp tại khu vực này.
Nghiên cứu mới nhất của ILO nhấn mạnh những điều chỉnh chưa từng thấy trong khu vực công và tình trạng thiếu đối thoại xã hội giữa các chính phủ với người lao động đã làm giảm an ninh việc làm, lương và các điều kiện lao động ở các khu vực công của nhiều nước châu Âu, đặc biệt các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Nghiên cứu khẳng định những nhân tố trên đã tác động đến chất lượng các dịch vụ công trong tương lai gần, thể hiện trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và việc làm trong khu vực công. Do đó, so với những khu vực kinh tế hấp dẫn khác, khu vực công dần mất lợi thế trong việc thu hút các lực lượng lao động ưu tú cũng như lực lượng lao động trẻ mới được đào tạo.
Trước thực trạng trên, Tổng Giám đốc ILO kêu gọi các chính phủ châu Âu tập trung hơn đến các vấn đề như bình đẳng, đối thoại xã hội, triển vọng việc làm, điều kiện lao động, hiệu quả tương lai và chất lượng các dịch vụ công. Đáp ứng được các điều kiện trên, khu vực công của châu Âu mới có thể trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cố kết xã hội.
Ông Somavia cũng nhấn mạnh đến nhu cầu thúc đẩy nền kinh tế, và tạo việc làm để giải quyết khủng hoảng, đồng thời cho rằng những vấn đề năng suất, chất lượng việc làm và bảo vệ xã hội cần đóng vai trò trung tâm của đường lối phát triển bền vững, trong đó hòa nhập các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, người đứng đầu ILO cũng khuyến cáo các chính phủ châu Âu cần tính đến những ảnh hưởng đối với xã hội khi xem xét các biện pháp kinh tế vĩ mô, bởi đây là nhân tố rất quan trọng cần tính đến trong giai đoạn khủng hoảng./.
Nghiên cứu mới nhất của ILO nhấn mạnh những điều chỉnh chưa từng thấy trong khu vực công và tình trạng thiếu đối thoại xã hội giữa các chính phủ với người lao động đã làm giảm an ninh việc làm, lương và các điều kiện lao động ở các khu vực công của nhiều nước châu Âu, đặc biệt các nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Nghiên cứu khẳng định những nhân tố trên đã tác động đến chất lượng các dịch vụ công trong tương lai gần, thể hiện trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế và việc làm trong khu vực công. Do đó, so với những khu vực kinh tế hấp dẫn khác, khu vực công dần mất lợi thế trong việc thu hút các lực lượng lao động ưu tú cũng như lực lượng lao động trẻ mới được đào tạo.
Trước thực trạng trên, Tổng Giám đốc ILO kêu gọi các chính phủ châu Âu tập trung hơn đến các vấn đề như bình đẳng, đối thoại xã hội, triển vọng việc làm, điều kiện lao động, hiệu quả tương lai và chất lượng các dịch vụ công. Đáp ứng được các điều kiện trên, khu vực công của châu Âu mới có thể trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cố kết xã hội.
Ông Somavia cũng nhấn mạnh đến nhu cầu thúc đẩy nền kinh tế, và tạo việc làm để giải quyết khủng hoảng, đồng thời cho rằng những vấn đề năng suất, chất lượng việc làm và bảo vệ xã hội cần đóng vai trò trung tâm của đường lối phát triển bền vững, trong đó hòa nhập các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên, người đứng đầu ILO cũng khuyến cáo các chính phủ châu Âu cần tính đến những ảnh hưởng đối với xã hội khi xem xét các biện pháp kinh tế vĩ mô, bởi đây là nhân tố rất quan trọng cần tính đến trong giai đoạn khủng hoảng./.
(TTXVN)