Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn,” kinh tế nông nghiệp trong vùng Tây Nguyên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn khởi sắc từng ngày.
Ngày 19/8, Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương do ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên về công tác 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn,” Nghị quyết 10, Kết luận 12 của Bộ Chính trị và tình hình kinh tế-xã hội bảy tháng đầu năm 2013 của vùng Tây Nguyên.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Vương Đình Huệ đề nghị hai Ban (Ban Kinh tế Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên) cần phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Trung ương, Chính phủ có các chủ trương, chính sách sát với thực tế cho vùng Tây Nguyên.
Trước mắt, hai Ban tiếp tục nghiên cứu sâu hơn Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn," tái cơ cấu cấu trúc ngành nông nghiệp vùng, chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, nhân rộng các mô hình liên kết giữa bốn nhà nhằm gia tăng chuỗi giá trị, phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học thích hợp với từng vùng.
Hai Ban cũng tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất một số cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Tây Nguyên bền vững.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn,” kinh tế nông nghiệp trong vùng Tây Nguyên đã có sự chuyển biến đáng kể, tổng giá trị sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 51.644 tỷ đồng, tăng 32,94% so với năm 2008, bình quân tăng 7,38%/năm.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2012 đạt 94.125 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2008; trong đó, nông nghiệp chiếm 97,13%, lâm nghiệp chiếm 1,85%, thủy sản chiếm 1,02%.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, trình độ canh tác có sự phát triển khá, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện, hình thành các vùng chuyên canh tập trung về cây công nghiệp, rau, hoa với quy mô lớn.
Đặc biệt là cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao từng bước chuyển dịch theo hướng tăng quy mô, chất lượng, gắn với công nghiệp chế biến. Tổng sản lượng một số cây trồng chủ lực trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hàng năm đều tăng từ diện tích, năng suất, sản lượng.
Cụ thể, năm 2012, càphê đạt 1,24 triệu tấn càphê nhân, tăng 25,1%, cao su đạt 367.000 tấn mủ khô, tăng 41,2%, tiêu hạt đạt 59.500 tấn, tăng 42,2%, sản lượng lương thực có hạt đạt 2,34 triệu tấn, tăng 17,02% so với năm 2008…
Đối với chăn nuôi ở vùng Tây Nguyên đã tập trung phát triển một số vật nuôi chủ lực (trâu, bò, lợn), đồng thời, định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Ngành nuôi trồng thủy sản cũng được chú trọng đầu tư, khuyến khích từng bước phát triển nên diện tích nuôi trồng và giá trị sản xuất ngày càng tăng mạnh. Công tác trồng rừng phát triển đáng kể, công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng, giao đất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm, thu hút, tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, làm thay đổi nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận người dân sống bằng nghề rừng.
Về phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn trên địa bàn Tây Nguyên đảm bảo theo quy hoạch, có bước phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, ổn định.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đầu tư thích đáng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông nghiệp, nông thôn. Riêng đối với thủy lợi, toàn vùng đã có 2.038 công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ, với trên 4.989km kênh mương nội đồng được đầu tư xây dựng, nâng cấp phục vụ tưới cho trên 326.000ha cây trồng có nhu cầu tưới nước.
Hiện nay, 100% số xã ở vùng Tây Nguyên đã có đường ôtô đến được trung tâm xã, 100% số xã có điện lưới quốc gia, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển ngày càng đi vào chiều sâu phục vụ tốt yêu cầu cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã huy động trên 32.293 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới; công tác xoá đói, giảm nghèo cũng được đẩy mạnh, với nhiều giải pháp, mô hình có hiệu quả.
Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người đạt 26,92 triệu đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, tình trạng đói nghèo giảm nhanh, bình quân hàng năm giảm từ 3 đến 4%, giảm từ 18,92% năm 2011 xuống còn 15,58% năm 2012…
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đổi mới, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, phát triển nhanh các nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời, tích cực đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.
Từ nay đến cuối năm 2013, các tỉnh Tây Nguyên cũng như các huyện miền núi giáp Tây Nguyên tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng vững mạnh hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn./.
Ngày 19/8, Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương do ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban, làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên về công tác 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn,” Nghị quyết 10, Kết luận 12 của Bộ Chính trị và tình hình kinh tế-xã hội bảy tháng đầu năm 2013 của vùng Tây Nguyên.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Vương Đình Huệ đề nghị hai Ban (Ban Kinh tế Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên) cần phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Trung ương, Chính phủ có các chủ trương, chính sách sát với thực tế cho vùng Tây Nguyên.
Trước mắt, hai Ban tiếp tục nghiên cứu sâu hơn Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn," tái cơ cấu cấu trúc ngành nông nghiệp vùng, chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, nhân rộng các mô hình liên kết giữa bốn nhà nhằm gia tăng chuỗi giá trị, phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học thích hợp với từng vùng.
Hai Ban cũng tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất một số cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc thù nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Tây Nguyên bền vững.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn,” kinh tế nông nghiệp trong vùng Tây Nguyên đã có sự chuyển biến đáng kể, tổng giá trị sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 51.644 tỷ đồng, tăng 32,94% so với năm 2008, bình quân tăng 7,38%/năm.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2012 đạt 94.125 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2008; trong đó, nông nghiệp chiếm 97,13%, lâm nghiệp chiếm 1,85%, thủy sản chiếm 1,02%.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, trình độ canh tác có sự phát triển khá, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện, hình thành các vùng chuyên canh tập trung về cây công nghiệp, rau, hoa với quy mô lớn.
Đặc biệt là cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao từng bước chuyển dịch theo hướng tăng quy mô, chất lượng, gắn với công nghiệp chế biến. Tổng sản lượng một số cây trồng chủ lực trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hàng năm đều tăng từ diện tích, năng suất, sản lượng.
Cụ thể, năm 2012, càphê đạt 1,24 triệu tấn càphê nhân, tăng 25,1%, cao su đạt 367.000 tấn mủ khô, tăng 41,2%, tiêu hạt đạt 59.500 tấn, tăng 42,2%, sản lượng lương thực có hạt đạt 2,34 triệu tấn, tăng 17,02% so với năm 2008…
Đối với chăn nuôi ở vùng Tây Nguyên đã tập trung phát triển một số vật nuôi chủ lực (trâu, bò, lợn), đồng thời, định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Ngành nuôi trồng thủy sản cũng được chú trọng đầu tư, khuyến khích từng bước phát triển nên diện tích nuôi trồng và giá trị sản xuất ngày càng tăng mạnh. Công tác trồng rừng phát triển đáng kể, công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng, giao đất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm, thu hút, tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư, làm thay đổi nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận người dân sống bằng nghề rừng.
Về phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn trên địa bàn Tây Nguyên đảm bảo theo quy hoạch, có bước phát triển, giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, ổn định.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đầu tư thích đáng để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông nghiệp, nông thôn. Riêng đối với thủy lợi, toàn vùng đã có 2.038 công trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ, với trên 4.989km kênh mương nội đồng được đầu tư xây dựng, nâng cấp phục vụ tưới cho trên 326.000ha cây trồng có nhu cầu tưới nước.
Hiện nay, 100% số xã ở vùng Tây Nguyên đã có đường ôtô đến được trung tâm xã, 100% số xã có điện lưới quốc gia, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển ngày càng đi vào chiều sâu phục vụ tốt yêu cầu cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã huy động trên 32.293 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới; công tác xoá đói, giảm nghèo cũng được đẩy mạnh, với nhiều giải pháp, mô hình có hiệu quả.
Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người đạt 26,92 triệu đồng, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, tình trạng đói nghèo giảm nhanh, bình quân hàng năm giảm từ 3 đến 4%, giảm từ 18,92% năm 2011 xuống còn 15,58% năm 2012…
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đổi mới, xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, phát triển nhanh các nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời, tích cực đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.
Từ nay đến cuối năm 2013, các tỉnh Tây Nguyên cũng như các huyện miền núi giáp Tây Nguyên tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng vững mạnh hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn./.
Quang Huy (TTXVN)