Trong báo cáo thường niên mới công bố, Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS - một tổ chức toàn cầu của các ngân hàng trung ương) nhận định, kinh tế thế giới vẫn trong tình trạng mất cân bằng, khi các nền kinh tế phát triển phải vật lộn với nợ công, còn nhóm các nền kinh tế đang phát triển cho dù đạt mức tăng trưởng cao song vẫn đối mặt với nhiều rủi ro và nguy cơ đổ vỡ bong bóng.
Theo BIS, các chính phủ cần đảm bảo các ngân hàng có trách nhiệm trước các khoản thua lỗ của mình và buộc những thể chế tài chính này xây dựng lại nền tảng tài chính.
Báo cáo của BIS nêu rõ: "Đã gần năm nay kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, song kinh tế toàn cầu vẫn trong trạng thái mất cân bằng. Các mục tiêu cân bằng tăng trưởng, cân bằng chính sách kinh tế và xây dựng một hệ thống tài chính an toàn hơn vẫn là một nhiệm vụ khó khăn đối với thế giới. Sau khủng hoảng, thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt và các chính phủ đã phải bơm hàng trăm tỷ USD để giải cứu các ngân hàng thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ, cũng như gia tăng thanh khoản cho nền kinh tế."
Tất cả những điều này khiến kinh tế thế giới rơi vào trạng thái phục hồi mong manh, với tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ công tăng kỷ lục.
Người đứng đầu phòng kinh tế và tiền tệ của BIS, chuyên gia Stephen Cecchetti cho rằng các ngân hàng trung ương không nên theo đuổi đồng thời hai mục tiêu, vừa kích thích tăng trưởng lại vừa giảm nợ. Họ cần biết rõ những giới hạn của mình mà lựa chọn một trong hai mục tiêu phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, BIS cho rằng, hệ thống ngân hàng cần được củng cố mức độ an toàn, thông qua việc buộc các thể chế tài chính này phải chịu trách nhiệm cho các khoản thua lỗ của mình, nâng cao "bức đệm vốn" và tránh theo đuổi các hình thức đầu tư rủi ro.
Trước báo cáo của BIS thể hiện những quan ngại đối với hệ thông ngân hàng, hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã hạ bậc tín nhiệm của 15 ngân hàng lớn, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng các ngân hàng đang phơi bày những bất ổn đáng kể và đối mặt với nhiều rủi ro thua lỗ trên các thị trường vốn./.
Theo BIS, các chính phủ cần đảm bảo các ngân hàng có trách nhiệm trước các khoản thua lỗ của mình và buộc những thể chế tài chính này xây dựng lại nền tảng tài chính.
Báo cáo của BIS nêu rõ: "Đã gần năm nay kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, song kinh tế toàn cầu vẫn trong trạng thái mất cân bằng. Các mục tiêu cân bằng tăng trưởng, cân bằng chính sách kinh tế và xây dựng một hệ thống tài chính an toàn hơn vẫn là một nhiệm vụ khó khăn đối với thế giới. Sau khủng hoảng, thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt và các chính phủ đã phải bơm hàng trăm tỷ USD để giải cứu các ngân hàng thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ, cũng như gia tăng thanh khoản cho nền kinh tế."
Tất cả những điều này khiến kinh tế thế giới rơi vào trạng thái phục hồi mong manh, với tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ công tăng kỷ lục.
Người đứng đầu phòng kinh tế và tiền tệ của BIS, chuyên gia Stephen Cecchetti cho rằng các ngân hàng trung ương không nên theo đuổi đồng thời hai mục tiêu, vừa kích thích tăng trưởng lại vừa giảm nợ. Họ cần biết rõ những giới hạn của mình mà lựa chọn một trong hai mục tiêu phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, BIS cho rằng, hệ thống ngân hàng cần được củng cố mức độ an toàn, thông qua việc buộc các thể chế tài chính này phải chịu trách nhiệm cho các khoản thua lỗ của mình, nâng cao "bức đệm vốn" và tránh theo đuổi các hình thức đầu tư rủi ro.
Trước báo cáo của BIS thể hiện những quan ngại đối với hệ thông ngân hàng, hãng xếp hạng tín dụng Moody's đã hạ bậc tín nhiệm của 15 ngân hàng lớn, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng các ngân hàng đang phơi bày những bất ổn đáng kể và đối mặt với nhiều rủi ro thua lỗ trên các thị trường vốn./.
Việt Khoa (TTXVN)