Lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer: Cầu mong mùa màng bội thu

Qua lễ hội Phá Bàu, người Khmer ở Lộc Khánh, tỉnh Bình Phước cầu mong sự bình an, khỏe mạnh, mùa màng được bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở.
Lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer: Cầu mong mùa màng bội thu ảnh 1Người dân tham gia lễ hội. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)

Lễ hội Phá Bàu của người Khmer thuộc xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh là lễ hội truyền thống có từ lâu đời, là loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo, có nội dung phong phú, đa dạng của người Khmer ở xã Lộc Khánh nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung.

Tưng bừng ngày hội

Ngày 17/3, tại xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước diễn ra lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer - lễ hội phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước và nương rẫy.

Qua lễ hội, người Khmer ở Lộc Khánh cầu mong sự bình an, khỏe mạnh, mùa màng được bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Lộc Khánh Đoàn Quốc Ngữ cho biết lễ hội Phá Bàu của dân tộc Khmer có từ xưa và được xã Lộc Khánh cố gắng khôi phục. Năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Sau khi được công nhận, địa phương đã giao lại việc tổ chức cho cộng đồng theo hình thức xã hội hóa. Đến nay, lễ hội đã tổ chức được 3 năm; thu hút đông đảo người dân tham quan.

[Phá Bàu - Lễ hội diễn xướng độc đáo đậm chất văn hóa Khmer]

Trong ngày đi lễ Phá Bàu, các gia đình chuẩn bị những vật dụng như: nơm, gùi, đồ xúc cá, giỏ đựng, cơm ống, nước uống, canh, cá nướng…

Dưới bàu nước, đàn ông, phụ nữ và trẻ em nhanh tay dùng các vật dụng như nơm, đồ xúc để bắt cá.

Ông Lâm Ôn, Trưởng ấp Sóc Lớn, xã Lộc Khánh, chia sẻ Lễ hội Phá Bàu được tổ chức trong những ngày đầu năm mới tạo không khí vui chơi cho bà con. Đây còn là dịp để bà con giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Giá trị văn hóa

Người Khmer ở xã Lộc Khánh cư trú gần những bàu (hồ) nước tự nhiên từ trên một héc ta đến vài hécta. Bàu ở gần sóc (thôn/ấp/bản) nào được xem là tài sản chung của cộng đồng sóc đó, già làng của sóc đó là người đại diện quản lý.

Việc quản lý bàu nước không chỉ để dùng làm nguồn nước uống cho gia súc mà quan trọng hơn, chính các loài thủy sản nước ngọt trong các bàu là một trong những tài sản lớn của cộng đồng, cung cấp cho cộng đồng một nguồn thực phẩm dồi dào.

Họ quan niệm rằng đây là những sản vật do thần linh ban tặng cho dân làng, do đó việc quản lý và khai thác, sử dụng phải có quy trình hết sức nghiêm ngặt, trang trọng.

Theo quy định chung của cộng đồng, khi chưa có được sự đồng ý của già làng, không ai được đánh bắt thủy sản ở trong bàu, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.

Để quản lý bàu nước, người Khmer luôn cử một người trông nom, bảo vệ, đồng thời có trách nhiệm xem xét xem đến lúc nào đủ điều kiện để đánh bắt cá dưới bàu thì báo cho già làng biết để quyết định tổ chức lễ hội.

Lễ hội này được cộng đồng người Khmer gọi là Dua Tpeng (nghĩa là xuống bàu, phá bàu). Họ cũng sẽ ấn định ngày cho cả cộng đồng cùng tổ chức Lễ hội Dua Tpeng để khai thác thủy sản trong bàu.

Thông thường, họ sẽ tổ chức lễ hội vào cuối mùa nắng (khoảng tháng Ba Âm lịch), trước khi tổ chức Tết Chol Chnăl Thmây của người Khmer.

Thời điểm này cũng phù hợp với điều kiện thời tiết (cuối mùa khô), khi nước trong bàu đã cạn và khi các loài thủy sản cũng đủ lớn có thể khai thác để phục vụ cho các hoạt động của lễ hội, cũng như làm thực phẩm cho các hộ gia đình.

Xã Lộc Khánh có gần 50% dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó, cộng đồng dân tộc Khmer chiếm đa số. Để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa này, chính quyền và nhân dân đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.

Huyện Lộc Ninh đã có phương án giữ lại các bàu nước để duy trì tổ chức lễ hội; đồng thời, tuyên truyền vận động bà con bảo vệ các bàu nước; ngăn chặn hoạt động xâm hại, xâm chiếm, đánh bắt cá trái phép tại các bàu nước; thường xuyên bổ sung cá giống để phục vụ tốt cho các hoạt động của lễ hội./.

Ngày 17/3, tại xã Lộc Khánh (huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) diễn ra lễ hội Phá Bàu dân tộc Khmer. Đây là lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Ngày 17/3, tại xã Lộc Khánh (huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) diễn ra lễ hội Phá Bàu dân tộc Khmer. Đây là lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Lễ Phá Bàu của đồng bào dân tộc Khmer ở xã Lộc Khánh là lễ hội truyền thống. Đây là loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo riêng, nội dung phong phú và đa dạng của người Khmer ở Lộc Khánh nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Lễ Phá Bàu của đồng bào dân tộc Khmer ở xã Lộc Khánh là lễ hội truyền thống. Đây là loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo riêng, nội dung phong phú và đa dạng của người Khmer ở Lộc Khánh nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Lễ hội Phá Bàu phản ánh rõ đời sống của cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước và nương rẫy của người dân nơi đây. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Lễ hội Phá Bàu phản ánh rõ đời sống của cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước và nương rẫy của người dân nơi đây. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Qua lễ hội, người Khmer cầu mong sự bình an, khỏe mạnh, mùa màng được bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Qua lễ hội, người Khmer cầu mong sự bình an, khỏe mạnh, mùa màng được bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Quang cảnh lễ Phá Bàu. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Quang cảnh lễ Phá Bàu. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Quang cảnh lễ Phá Bàu. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Quang cảnh lễ Phá Bàu. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Quang cảnh lễ Phá Bàu. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Quang cảnh lễ Phá Bàu. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Trong ngày diễn ra lễ hội thu hút đông đảo người dân trong khu vực tham gia. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Trong ngày diễn ra lễ hội thu hút đông đảo người dân trong khu vực tham gia. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục