Theo Báo Độc lập (Nga), Liên minh tiền tệ có thể sẽ là một khâu quan trọng trong việc thành lập Không gian kinh tế thống nhất (EEP) giữa Nga, Belarus và Kazakhstan, và vấn đề sẽ được đưa vào chương trình nghị sự năm 2015, nếu mức độ liên kết giữa các nước thành trong EEP trở nên sâu sắc.
Phát biểu sau các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Dmitri Medvedev, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev tại Điện Kremlin để ký Tuyên bố về liên kết kinh tế Âu-Á, Hiệp định thành lập Ủy ban kinh tế Âu-Á và Quy chế hoạt động của Ủy ban này, Bộ trưởng Công Thương Nga Viktor Khristenko, cho rằng vấn đề ở chỗ trong ba năm, đến năm 2015, mức độ liên kết, phối hợp đạt đến một độ sâu và sự hiểu biết như thế nào và từ đó sẽ cho phép xác định xem ba nước có nên đi tiếp tới việc thành lập Liên minh tiền tệ hay không.
Tổng thống Nazarbayev, người nhất quán ủng hộ sự liên kết kinh tế trong không gian hậu Xô Viết, đã chỉ ra rằng ba nước cần một đồng tiền chung; đồng thời, Tổng thống Kazakhstan tin rằng không có đồng tiền nào trong số các đồng nội tệ hiện nay của ba nước phù hợp với vai trò này.
[Nga, Belarus và Kazakhstan ký văn kiện lập EAS]
Theo Tổng thống Nazarbayev, bước chuẩn bị cho sự thành lập liên minh tiền tệ của các nước thành viên EEP là mở rộng việc sử dụng đồng tiền của Kazakhstan, đồng rup của Nga và đồng rup của Belarus để loại bỏ việc sử dụng đồng USD.
Tổng thống Lukashenko của Belarus nhận định trong ba đồng tiền, đồng rup của Nga có "rất nhiều thành tố để đại diện cho tất cả" và ủng hộ đồng rup Nga trở thành đồng tiền thanh toán chung trong Liên minh Âu-Á. Nhưng ông kêu gọi suy nghĩ nghiêm túc về đồng tiền chung để không lặp lại sai lầm như khi thành lập đồng tiền chung châu Âu hiện nay.
Ông Dmitry Sorokin, Phó Viện trưởng thứ nhất Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cũng cho rằng chưa thể hình thành Liên minh tiền tệ trước năm 2015 và lưu ý các nước châu Âu phải mất mấy chục năm để cho ra đời đồng tiền chung. Điều kiện bắt buộc là phải thành lập ngân hàng trung ương thực sự độc lập của EEP giống như Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Ông Yevgeny Yasin, Giám đốc khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế, không tin vào tương lai của đồng tiền chung đối với EEP. Việc thành lập Ngân hàng Trung ương, thực thi chính sách tiền tệ-tín dụng độc lập, nếu không có ngân sách chung của cả ba nước, không có gì bảo đảm.
Cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro là minh chứng rõ nét. Không có ngân sách chung thì sớm hay muộn sẽ xảy ra tình trạng các nền kinh tế mạnh buộc phải "cưu mang" các nền kinh tế yếu./.
Phát biểu sau các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Dmitri Medvedev, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev tại Điện Kremlin để ký Tuyên bố về liên kết kinh tế Âu-Á, Hiệp định thành lập Ủy ban kinh tế Âu-Á và Quy chế hoạt động của Ủy ban này, Bộ trưởng Công Thương Nga Viktor Khristenko, cho rằng vấn đề ở chỗ trong ba năm, đến năm 2015, mức độ liên kết, phối hợp đạt đến một độ sâu và sự hiểu biết như thế nào và từ đó sẽ cho phép xác định xem ba nước có nên đi tiếp tới việc thành lập Liên minh tiền tệ hay không.
Tổng thống Nazarbayev, người nhất quán ủng hộ sự liên kết kinh tế trong không gian hậu Xô Viết, đã chỉ ra rằng ba nước cần một đồng tiền chung; đồng thời, Tổng thống Kazakhstan tin rằng không có đồng tiền nào trong số các đồng nội tệ hiện nay của ba nước phù hợp với vai trò này.
[Nga, Belarus và Kazakhstan ký văn kiện lập EAS]
Theo Tổng thống Nazarbayev, bước chuẩn bị cho sự thành lập liên minh tiền tệ của các nước thành viên EEP là mở rộng việc sử dụng đồng tiền của Kazakhstan, đồng rup của Nga và đồng rup của Belarus để loại bỏ việc sử dụng đồng USD.
Tổng thống Lukashenko của Belarus nhận định trong ba đồng tiền, đồng rup của Nga có "rất nhiều thành tố để đại diện cho tất cả" và ủng hộ đồng rup Nga trở thành đồng tiền thanh toán chung trong Liên minh Âu-Á. Nhưng ông kêu gọi suy nghĩ nghiêm túc về đồng tiền chung để không lặp lại sai lầm như khi thành lập đồng tiền chung châu Âu hiện nay.
Ông Dmitry Sorokin, Phó Viện trưởng thứ nhất Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cũng cho rằng chưa thể hình thành Liên minh tiền tệ trước năm 2015 và lưu ý các nước châu Âu phải mất mấy chục năm để cho ra đời đồng tiền chung. Điều kiện bắt buộc là phải thành lập ngân hàng trung ương thực sự độc lập của EEP giống như Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Ông Yevgeny Yasin, Giám đốc khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế, không tin vào tương lai của đồng tiền chung đối với EEP. Việc thành lập Ngân hàng Trung ương, thực thi chính sách tiền tệ-tín dụng độc lập, nếu không có ngân sách chung của cả ba nước, không có gì bảo đảm.
Cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro là minh chứng rõ nét. Không có ngân sách chung thì sớm hay muộn sẽ xảy ra tình trạng các nền kinh tế mạnh buộc phải "cưu mang" các nền kinh tế yếu./.
Cường Dũng (TTXVN/Vietnam+)