Trong thập kỷ 1980, số người mắc bệnh tiểu đường chỉ chiếm 4%, năm 1996, consố này lên tới 8,3%, năm 2006 là 14,9% và trong 20 năm nữa số người mắc tiểuđường sẽ tăng 250%. Nếu chiều hướng này tiếp tục gia tăng, thì cứ năm ngườiMalaysia từ 30 tuổi trở lên sẽ có một người bị mắc tiểu đường.
Tiểu đường thường gây ra nhiều rắc rối cho sức khỏe chẳng hạn như các vấn đềvề mắt, suy thận, đau tim, đột quỵ và đặc biệt là hoại thư chân. Theo một cuộcnghiên cứu do Bộ y tế Malaysia tiến hành từ năm 2006, từ 4-7% bệnh nhân tiểuđường đã phải tháo bỏ ngón hoặc cẳng chân. Sở dĩ nhiều bệnh nhân tiểu đường phảitháo bỏ khớp chân là do căn bệnh này trực tiếp gây ra những biến chứng lâu dài.
Theo các chuyên gia y tế, ba nhân tố gây ra tình trạng hoại thư chân ở ngườitiểu đường gồm: 1- Bệnh động mạch ngoại vi (PAD), gây nghẽn hoặc ngăn cản việccung cấp máu tới bàn chân, gây thiếu máu cục bộ cho các mô. 2- Thần kinh ngoạibiên bị tổn thương dẫn tới chỗ làm chân mất phản xạ, tê bì, đau đớn, dẫn tới chỗbàn và ngón chân bị biến dạng. 3- Nhiễm trùng là hậu quả trực tiếp gây ra cáctình trạng trên. Tiểu đường cũng làm giảm khả năng miễn dịch nên người bệnh rấthay bị nhiễm bệnh.
Năm 2007, một cuộc nghiên cứu về những người bị bệnh tiểu đường ở bảy nướcchâu Á cho thấy 17,7% người mắc bệnh tiểu đường bị chứng PAD. Nguyên nhân gâyPAD là do người bệnh bị tiểu đường, huyết áp cao kéo dài, hút thuốc vàcholesterol cao.
Chứng thần kinh ngoại vi bị tổn thương ở người tiểu đường sẽ làm cho ngườibệnh bị đau, tê, ngứa và nhiều cảm giác khác mà chỉ người người bệnh mới cảmnhận thấy. Khi các dây thần kinh vận động bị tổn thương, các khớp nhỏ ở bàn chânngười bệnh thiếu phối hợp được với nhau, dẫn tới chỗ biến dạng cấu trúc lòng bànchân.
Các khớp xương chồi ra bất bình thường trở thành ổ chấn thương và viêm loét,dẫn tới chỗ hoại thư. Ước tính có tới 60% người bệnh đái tháo đường ở Mỹ bị cưachân là do DPN gây ra./.