Một quan chức cho biết một phụ nữ Ấn Độ đã được khen ngợi vì một quyết định táo bạo khi rời nhà ngay trong những ngày đầu kết hôn để phản đối việc thiếu một nhà vệ sinh trong gia đình.
Anita Narre đã nhận 10.000 USD từ Sulabh International, một tổ chức phi lợi nhuận, để từ chối việc đi vệ sinh ngoài trời và làm dấy lên một "cuộc cách mạng nhà vệ sinh" trong ngôi làng của cô tại trung tâm Madhya Pradesh, một quan tòa địa phương cho biết.
"Narre đã thúc đẩy những phụ nữ khác của làng mình vận động chồng họ xây nhà vệ sinh. Giờ đây ngôi làng đã thay đổi, cám ơn hành động táo bạo của cô," B Chadrasekhar nói qua điện thoại với AFP.
Narre đã rời khỏi gia đình Shivram, một người lao động, sau đám cưới của cô vào tháng Năm năm ngoái bởi vì ngôi nhà không có nhà vệ sinh. Cô chỉ trở về khi anh xây dựng một nhà vệ sinh với sự giúp đỡ của các quan chức địa phương. Chandrasekhar nói rằng một chiến dịch vệ sinh môi trường nhằm xây dựng nhà vệ sinh miễn phí trong khu vực đã vấp phải một rào cản khi dân làng nghĩ rằng thật "bẩn thỉu" khi có một nhà vệ sinh bên trong ngôi nhà.
"Câu chuyện của Narre đã thay đổi tư duy và đưa chúng tôi trở lại đúng hướng," anh nói. "Rất nhiều người từ các làng lân cận cũng đã bắt chước theo và yêu cầu chúng tôi xây dựng nhà vệ sinh."
Theo một nghiên cứu của WB, thiếu nhà vệ sinh và những phương tiện vệ sinh thích hợp khác đã khiến Ấn Độ phải chi 54 tỷ USD một năm để chữa trị các bệnh liên quan đến vệ sinh và những yếu tố khác xuất phát từ việc mất vệ sinh.
Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực nông thôn, nơi phụ nữ phải chịu thiệt thòi nhiều nhất do thiếu các phương tiện vệ sinh thích hợp. Một nghiên cứu của Liên hợp quốc trong năm 2010 cho thấy nhiều người ở Ấn Độ có thể quan tâm tới một điện thoại di động hơn là một nhà vệ sinh. Theo thống kê mới nhất, thuê bao di động của Ấn Độ đã đạt khoảng 894 triệu thuê bao, đủ để đáp ứng được hơn một nửa dân số 1,2 tỷ người của đất nước này.
Tuy nhiên, chỉ có 366 triệu người - khoảng 1/3 dân số được tiếp cận với điều kiện vệ sinh thích hợp, nghiên cứu của Liên hợp quốc cho biết. Jairam Ramesh, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn của Ấn Độ ngày 15/2 đã kêu gọi biến Ấn Độ trở thành một đất nước không còn nhà vệ sinh ngoài trời trong 10 năm tới. Ông cho rằng thật đáng xấu hổ khi Ấn Độ chiếm tới 60% số lượng nhà vệ sinh ngoài trời trên toàn thế giới./.
Anita Narre đã nhận 10.000 USD từ Sulabh International, một tổ chức phi lợi nhuận, để từ chối việc đi vệ sinh ngoài trời và làm dấy lên một "cuộc cách mạng nhà vệ sinh" trong ngôi làng của cô tại trung tâm Madhya Pradesh, một quan tòa địa phương cho biết.
"Narre đã thúc đẩy những phụ nữ khác của làng mình vận động chồng họ xây nhà vệ sinh. Giờ đây ngôi làng đã thay đổi, cám ơn hành động táo bạo của cô," B Chadrasekhar nói qua điện thoại với AFP.
Narre đã rời khỏi gia đình Shivram, một người lao động, sau đám cưới của cô vào tháng Năm năm ngoái bởi vì ngôi nhà không có nhà vệ sinh. Cô chỉ trở về khi anh xây dựng một nhà vệ sinh với sự giúp đỡ của các quan chức địa phương. Chandrasekhar nói rằng một chiến dịch vệ sinh môi trường nhằm xây dựng nhà vệ sinh miễn phí trong khu vực đã vấp phải một rào cản khi dân làng nghĩ rằng thật "bẩn thỉu" khi có một nhà vệ sinh bên trong ngôi nhà.
"Câu chuyện của Narre đã thay đổi tư duy và đưa chúng tôi trở lại đúng hướng," anh nói. "Rất nhiều người từ các làng lân cận cũng đã bắt chước theo và yêu cầu chúng tôi xây dựng nhà vệ sinh."
Theo một nghiên cứu của WB, thiếu nhà vệ sinh và những phương tiện vệ sinh thích hợp khác đã khiến Ấn Độ phải chi 54 tỷ USD một năm để chữa trị các bệnh liên quan đến vệ sinh và những yếu tố khác xuất phát từ việc mất vệ sinh.
Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực nông thôn, nơi phụ nữ phải chịu thiệt thòi nhiều nhất do thiếu các phương tiện vệ sinh thích hợp. Một nghiên cứu của Liên hợp quốc trong năm 2010 cho thấy nhiều người ở Ấn Độ có thể quan tâm tới một điện thoại di động hơn là một nhà vệ sinh. Theo thống kê mới nhất, thuê bao di động của Ấn Độ đã đạt khoảng 894 triệu thuê bao, đủ để đáp ứng được hơn một nửa dân số 1,2 tỷ người của đất nước này.
Tuy nhiên, chỉ có 366 triệu người - khoảng 1/3 dân số được tiếp cận với điều kiện vệ sinh thích hợp, nghiên cứu của Liên hợp quốc cho biết. Jairam Ramesh, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn của Ấn Độ ngày 15/2 đã kêu gọi biến Ấn Độ trở thành một đất nước không còn nhà vệ sinh ngoài trời trong 10 năm tới. Ông cho rằng thật đáng xấu hổ khi Ấn Độ chiếm tới 60% số lượng nhà vệ sinh ngoài trời trên toàn thế giới./.
(Vietnam+)