Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 15/8 đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn để cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Để công tác phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được triển khai hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các hiệp hội, ngành nghề trên địa bàn chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn (số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất, hàng tồn kho, tỷ lệ hàng tồn kho, tình hình tài chính, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…), phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn đề xuất các giải pháp hỗ trợ và mở rộng tín dụng cho phù hợp, hiệu quả đối với từng ngành nghề, lĩnh vực của địa phương.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành được giao làm đầu mối, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có triển vọng tốt, có khả năng phát triển, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
[Agribank giảm lãi cho vay mua tạm trữ lương thực]
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kiến nghị các biện pháp bình ổn giá lương thực, nông sản, chăn nuôi, thủy sản hợp lý nhằm ổn định và phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích cho người nông dân.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố cần khuyến khích các tổ chức tín dụng đưa ra các sản phẩm tín dụng mới, hiệu quả và trực tiếp hỗ trợ đối với khách hàng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trên địa bàn theo chỉ đạo và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã giảm lãi suất đối với các khoản cho vay thu mua tạm trữ lương thực theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Để tạo điều kiện cho các chi nhánh mở rộng cho vay, lãi suất phù hợp với thị trường và hiệu quả kinh doanh, Agribank điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thu mua tạm trữ lương thực với các công ty lương thực được giao thu mua tạm trữ kỳ hạn ba tháng tối đa không quá 11,5%/năm xuống mức tối đa 11%/năm./.
Để công tác phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được triển khai hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các hiệp hội, ngành nghề trên địa bàn chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn (số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng sản xuất, hàng tồn kho, tỷ lệ hàng tồn kho, tình hình tài chính, khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…), phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn đề xuất các giải pháp hỗ trợ và mở rộng tín dụng cho phù hợp, hiệu quả đối với từng ngành nghề, lĩnh vực của địa phương.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành được giao làm đầu mối, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn rà soát, đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có triển vọng tốt, có khả năng phát triển, vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
[Agribank giảm lãi cho vay mua tạm trữ lương thực]
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kiến nghị các biện pháp bình ổn giá lương thực, nông sản, chăn nuôi, thủy sản hợp lý nhằm ổn định và phát triển sản xuất, bảo đảm lợi ích cho người nông dân.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố cần khuyến khích các tổ chức tín dụng đưa ra các sản phẩm tín dụng mới, hiệu quả và trực tiếp hỗ trợ đối với khách hàng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trên địa bàn theo chỉ đạo và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã giảm lãi suất đối với các khoản cho vay thu mua tạm trữ lương thực theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Để tạo điều kiện cho các chi nhánh mở rộng cho vay, lãi suất phù hợp với thị trường và hiệu quả kinh doanh, Agribank điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thu mua tạm trữ lương thực với các công ty lương thực được giao thu mua tạm trữ kỳ hạn ba tháng tối đa không quá 11,5%/năm xuống mức tối đa 11%/năm./.
Thu Hằng (TTXVN)