Ngày 3/11, quan chức cấp cao quân đội Mỹ cho biết, việc rút các lực lượng Mỹ khỏi Iraq đang được đẩy nhanh tốc độ, và phần lớn binh sỹ đang triển khai tại Iraq sẽ rút khỏi nước này vào trung tuần tháng 12 tới.
Phát biểu với báo giới, Thiếu tướng Thomas Spoehr, Phó Tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Iraq cho biết, hiện tại còn gần 34.000 binh sỹ Mỹ đang được triển khai tại 12 căn cứ ở Iraq, giảm khoảng 7.000 binh sỹ trong ba tuần qua.
Thời điểm binh sỹ Mỹ triển khai nhiều nhất tại Iraq là năm 2007 với 170.000 quân đóng tại 505 căn cứ.
Theo hiệp định an ninh giữa Mỹ và Iraq ký năm 2008, Mỹ sẽ rút toàn bộ binh sỹ vào cuối năm nay. Hai bên đã tiến hành đàm phán về khả năng lưu lại một lực lượng nhỏ khoảng vài nghìn quân, nhưng không đạt được thỏa thuận.
Theo Tướng Spoehr, quá trình rút binh sỹ và quân trang sẽ cần một lực lượng hậu cần lớn, với khoảng 1.650 xe tải vận chuyển trong nhiều ngày. Tướng Spoehr cũng cho rằng việc rút quân phải được tiến hành "chừng mực" để đề phòng các cuộc tấn công của phiến quân.
[Đánh bom tại Iraq khiến 30 người thương vong]
Cùng ngày 3/11, hàng loạt vụ tấn công nhằm vào lực lượng an ninh đã xảy ra tại nhiều nơi ở Iraq, làm 11 người chết, 38 người bị thương.
Giới chức Iraq cho biết, hai quả bom đặt ven đường đã phát nổ gần một điểm kiểm tra an ninh tại quận Karrada ở trung tâm Baghdad khiến năm người thiệt mạng, trong đó có bốn cảnh sát, và 10 người bị thương.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, hai vụ đánh bom liều chết đã xảy ra liên tiếp gần một căn cứ quân sự ở Baquba, phía Bắc Baghdad làm năm người thiệt mạng, 26 người bị thương.
Đối tượng đánh bom liều chết đã kích hoạt khối thuốc nổ mang theo người, sau đó ít phút, một chiếc xe chở bom đã phát nổ gần một bãi gửi xe khi các nhân viên cấp cứu đến hiện trường.
Tại miền Bắc Iraq, một cảnh sát đã bị các tay súng không rõ danh tính sát hại tại nhà riêng, trong khi hai cảnh sát khác bị thương trong một vụ đánh bom ven đường.
Theo các nhà chức trách Iraq, tình trạng bạo lực tại nước này có dấu hiệu ngày càng leo thang và ít nhất 258 người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công trong tháng 10./.
Phát biểu với báo giới, Thiếu tướng Thomas Spoehr, Phó Tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Iraq cho biết, hiện tại còn gần 34.000 binh sỹ Mỹ đang được triển khai tại 12 căn cứ ở Iraq, giảm khoảng 7.000 binh sỹ trong ba tuần qua.
Thời điểm binh sỹ Mỹ triển khai nhiều nhất tại Iraq là năm 2007 với 170.000 quân đóng tại 505 căn cứ.
Theo hiệp định an ninh giữa Mỹ và Iraq ký năm 2008, Mỹ sẽ rút toàn bộ binh sỹ vào cuối năm nay. Hai bên đã tiến hành đàm phán về khả năng lưu lại một lực lượng nhỏ khoảng vài nghìn quân, nhưng không đạt được thỏa thuận.
Theo Tướng Spoehr, quá trình rút binh sỹ và quân trang sẽ cần một lực lượng hậu cần lớn, với khoảng 1.650 xe tải vận chuyển trong nhiều ngày. Tướng Spoehr cũng cho rằng việc rút quân phải được tiến hành "chừng mực" để đề phòng các cuộc tấn công của phiến quân.
[Đánh bom tại Iraq khiến 30 người thương vong]
Cùng ngày 3/11, hàng loạt vụ tấn công nhằm vào lực lượng an ninh đã xảy ra tại nhiều nơi ở Iraq, làm 11 người chết, 38 người bị thương.
Giới chức Iraq cho biết, hai quả bom đặt ven đường đã phát nổ gần một điểm kiểm tra an ninh tại quận Karrada ở trung tâm Baghdad khiến năm người thiệt mạng, trong đó có bốn cảnh sát, và 10 người bị thương.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, hai vụ đánh bom liều chết đã xảy ra liên tiếp gần một căn cứ quân sự ở Baquba, phía Bắc Baghdad làm năm người thiệt mạng, 26 người bị thương.
Đối tượng đánh bom liều chết đã kích hoạt khối thuốc nổ mang theo người, sau đó ít phút, một chiếc xe chở bom đã phát nổ gần một bãi gửi xe khi các nhân viên cấp cứu đến hiện trường.
Tại miền Bắc Iraq, một cảnh sát đã bị các tay súng không rõ danh tính sát hại tại nhà riêng, trong khi hai cảnh sát khác bị thương trong một vụ đánh bom ven đường.
Theo các nhà chức trách Iraq, tình trạng bạo lực tại nước này có dấu hiệu ngày càng leo thang và ít nhất 258 người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công trong tháng 10./.
(TTXVN/Vietnam+)