Hằng năm cứ vào dịp tháng Chạp, chợ cá làng Sở Thượng lại tấp nập người mua kẻ bán cá chép phóng sinh ngày ông Công, ông Táo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 cây số, đây là chợ cá lớn nhất Thủ đô với hàng trăm tiểu thương buôn bán. Trong đó, cá chép vàng là một trong những điểm đặc sắc của khu chợ thu hút nhiều thương lái. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những con cá chép vàng khỏe khoắn, bóng bẩy từ khắp các tỉnh miền Bắc đổ về đây, nhưng chủ yếu các tiểu thương nhập cá ở Hải Dương, Phú Thọ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một tiểu thương ở chợ cho biết, người mua rất chuộng loại cá chép ta, nhỏ nhắn, vàng nhạt hơn các loại cá chép lai khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy vậy nhưng theo ghi nhận từ chợ, năm nay khí hậu ấm áp, cá phát triển mạnh, nhiều tiểu thương lỡ nhập về quá nhiều cá nên đâm ra ế ẩm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lượng cá chép cung ứng cho thị trường năm nay khá dồi dào, không lo khan hiếm hàng như mọi năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lượng cá chép cung ứng cho thị trường năm nay khá dồi dào, không lo khan hiếm hàng như mọi năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cách đây gần một tuần, giá cá chép vàng tăng mạnh, trung bình từ 100-300 ngàn đồng/kg. Thế nhưng càng gần đến ngày ông Công, ông Táo, giá cá giảm mạnh, chỉ còn 70-100 ngàn đồng/kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có nhiều nhà bán đến hàng tấn cá mỗi ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một vị khách mua gần 1 tạ cá mang về Long Biên để kịp bán sáng 23 tháng Chạp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một vị khách mua gần 1 tạ cá mang về Long Biên để kịp bán sáng 23 tháng Chạp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cá phải được đổi nước liên tục để có thể chờ đến ngày phóng sinh vào đúng ngày ông Công, ông Táo. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những con cá chết sẽ bị thải loại tránh ảnh hưởng đến cả đàn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Niềm vui của những khách hàng khi mua được cá ưng ý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thông thường chợ cá Sở Thượng hay họp vào khoảng 1-2 giờ sáng, đông nhất là vào rạng sáng 23 tháng Chạp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)