Bỏ quên "khu đất vàng"

"Quên" tính lợi thế vị trí khi xác định giá trị Tigitour

Ngay từ khi định giá trước cổ phần hóa, các vị trí đất vàng đã bị "bỏ quên" khiến giá trị của Tigitour chỉ còn vỏn vẹn 6,3 tỷ đồng.
Không chỉ cổ phần Nhà nước bị đem bán với giá bèo, mà ngay từ giai đoạn xác địnhgiá trị Công ty du lịch Tiền Giang để cổ phần hóa, giá trị của những cơ sở nhàđất có tiềm năng khai thác thương mại của doanh nghiệp này đã cố ý bị bỏ quên.

Hệ lụy của việc làm trái này đã dẫn đến giá trị của doanh nghiệp cũng nhưphần vốn Nhà nước bị “teo” lại và chỉ sau vài lần đấu giá, vốn Nhà nước tạiCông ty cổ phần du lịch Tiền Giang (Tigitour) đã bị các thành viên gia đình ôngHoàng Kiều mua trọn.

Tài sản to, giá trị nhỏ

Trước khi cổ phần hóa, là doanh nghiệp Nhà nước nên Công ty du lịch Tiền Giang“nắm” trong tay hệ thống dịch vụ du lịch hoành tráng gồm 10 nhà hàng-khách sạn,với tổng diện tích lên đến 216.000m2.

Hầu hết các cơ sở dịch vụ này đều nằm ở những vị trí đắc địa trên địa bàntỉnh Tiền Giang. Hay nói khác hơn đây là các “khu đất vàng” có giá trị sinh lợicao nhưng Tigitour được ưu tiên thuê lại của Nhà nước với giá rất rẻ.

Thực tế đã chứng minh, toàn bộ khách sạn Sông Tiền, với bảy tầng, có diện tíchgần 2.280m2, nằm ở vị trí mặt tiền đường Trưng Trắc-Lãnh Binh Cẩn, thuộc thànhphố Mỹ Tho, chỉ được định giá 1,84 tỷ đồng.

Nhưng ngay sau khi cổ phần hóa, chỉbằng một hợp đồng cho doanh nghiệp bảo hiểm là Công ty trách nhiệm hữu hạnManulife, thuê bốn tầng khách sạn Sông Tiền, trong thời gian 2004-2005, BanGiám đốc mới của Tigitour đã thu hơn 6,5 tỷ đồng (sau khi trừ thuế).

Số tiền này đã lớn hơn giá trị phần vốn Nhà nước tại Tigitour. Vì theo Quyếtđịnh của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang do ông Trần Thanh Trung, Phó Chủtịch Ủy ban Nhân dân tỉnh ký ngày 9/11/2004, giá trị thực tế phần vốn Nhà nướctại Tigitour chỉ là 6,3 tỷ đồng.

Về pháp lý, để đảm bảo tính đúng tính đủ giá trị doanh nghiệp Nhà nước được giaothuê các cơ sở nhà đất có vị trí thuận lợi trong quá trình cổ phần hóa, ngày12/9/2002, ông Trần Văn Tá, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã ký Thông tư của Bộ,hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp theo Nghị định của Chính phủ ngày19/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định này, Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang khixác định giá trị Công ty du lịch Tiền Giang phải tính giá trị mang lại từ vị tríđịa lý của các cơ sở nhà đất có giá trị sinh lợi cao.

Nhưng sau gần hai năm kểtừ khi thông tư trên có hiệu lực, tại phiên họp ngày 13/8/2004, việc này đã bị  "lờ đi"  trên cơ sở ýkiến của ông Đoàn Văn Phương, Kế toán trưởng Công ty du lịch Tiền Giang, với nộidung: "việc định giá là để cổ phần hóa nên không đưa yếu tố lợi thế vị trí vàođịnh giá tài sản. Yếu tố này sẽ tính vào giá thuê đất."

Điều kỳ lạ là ý kiến trái với quy định của pháp luật về cổ phần hóa này lạikhông hề bị một thành viên nào của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnhTiền Giang phản đối.

Hệ quả của việc “quên” định giá lợi thế vị trí này đã tạora một bản định giá “rẻ đến không ngờ” đối với các cơ sở dịch vụ của Công ty dulịch Tiền Giang, dù rằng các cơ sở nhà đất này đều là một trong những mặt bằng cóvị trí đẹp nhất tỉnh.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Căn cứ tài liệu của các cơ quan chức năng Tiền Giang cung cấp, ngoài khách sạnSông Tiền được định giá thấp, các cơ sở dịch vụ khác của Công ty du lịch TiềnGiang cũng được áp mức giá khá bèo bọt như Khách sạn Hướng Dương cao năm tầng,thuộc khu trung tâm, có diện tích hơn 940m2 cũng chỉ có giá gần 370 triệuđồng; nhà hàng Trung Lương có vị trí lý tưởng ven Quốc lộ 1, chỉ có giá 1,24 tỷđồng; nhà hàng Quê Hương có giá thấp, không ngờ là 93 triệu đồng.

Điều này giải thích vì sao tổng giá trị tài sản có được từ quá trình định giátoàn bộ cơ sở nhà hàng khách sạn của Công ty du lịch Tiền Giang chỉ là 19,5 tỷđồng. Giá trị doanh nghiệp thấp trong khi nợ phải trả là hơn 12,7 tỷ đồng. Nêngiá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Công ty du lịch Tiền Giang vào cuối năm2004 chỉ còn 6,3 tỷ đồng.

Phần vốn nhỏ này đã “teo” đi nhanh chóng sau vài phiên đấu giá. Đến ngày 24/3vừa qua, toàn bộ 100% cổ phần của Tigitour đều thuộc về các thành viên gia đìnhông Hoàng Kiều sau khi chỉ cần bỏ ra khoản 17,7 tỷ đồng để mua lại phần vốn Nhànước cùng một khoản chi khác để mua gom cổ phần của các tổ chức, cá nhân khác.

Ngoài ra, dù đã có văn bản xác định lợi thế vị trí sẽ được tính vào giá thuêđất, nhưng đến thời điểm hiện tại theo như trả lời báo chí của ông Phan ThanhHiền, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Tiền Giang, giá thuê đất màTigitour được hưởng vẫn theo giá cũ trước khi cổ phần hóa.

Cụ thể như diện tích hơn 17.330m2 đất tại nhà hàng Hương Biển, theo hợp đồngthuê đất của Công ty du lịch Tiền Giang ký với Sở Tài nguyên và môi trường, cómức giá 196 đồng/m2/năm. Những diện tích nhà đất còn lại mức thuê cũng xấp xỉchưa đến 50 triệu đồng/năm.

Trao đổi với báo chí ngày 13/5, ông Trần Thanh Tiến, Tổng Giám đốc Tigitour, xácnhận tất cả các hợp đồng thuê đất giữa doanh nghiệp với Sở Tài nguyên và môitrường tỉnh Tiền Giang đều đã hết hiệu lực. Từ khi Tigitour thuộc về gia đìnhông Hoàng Kiều đến nay, thủ tục thuê đất vẫn chưa được ký lại.

Rõ ràng, trước khi định giá tài sản để tiến hành cổ phần hóa Công ty du lịchTiền Giang, những người có thẩm quyền khi tiến hành thẩm định giá trị doanhnghiệp đã biết rất rõ về giá trị tài sản của lợi thế vị trí các cơ sở nhà đất.

Chuyện “quên” tính lợi thế vị trí rồi sau đó lại không điều chỉnh mức giáthuê đất để tính toán sòng phẳng “giá trị thật” những cơ sở nhà đất mà Tigitourđược Nhà nước cho thuê lại cần được nhanh chóng giải quyết. Trách nhiệm thuộc vềai cần phải được các cơ quan chức năng làm rõ để lấy lại niềm tin cho cán bộ vàngười dân Tiền Giang./.

Kim Quy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Hải Phòng: Không có cơ sở xem xét giải quyết giảm giá thuê nhà

Việc thành phố đầu tư xây dựng 12 chung cư mới với tổng mức đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng là sử dụng ngân sách của nhà nước, nên khi tính giá thuê chung cư phải thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ để thu hồi kinh phí nhà nước đã đầu tư.