Chỉ có 12 người xuất hiện hôm 23/2 tại lễ ra mắt bộ phim đầu tay của minh tinh người Mỹ Angelina Jolie, kể về một câu chuyện tình diễn ra trong chiến tranh Bosnia, và một số người đã ra về trước khi sự kiện kết thúc.
Trái ngược với các tin đồn, "In the Land of Blood and Honey" (Tại mảnh đất của máu và mật ngọt) đã không bị cấm ở Serbia. Nhưng sự đón nhận của công chúng thì khác xa với cảnh 5.000 người hò hét gọi tên Jolie ở Sarajevo hồi tuần trước.
Phim của Jolie, quay năm 2010 với các diễn viên từ Nam Tư cũ, kể về câu chuyện của một phụ nữ Hồi giáo và một người đàn ông Serbia yêu nhau trước chiến tranh. Họ gặp lại khi cô bị bắt làm tù binh bởi một đơn vị quân đội Bosnia, dưới sự chỉ huy của người yêu cũ.
Người Serb đã phản ứng dữ dội vì nói rằng phim chỉ tô vẽ họ như những kẻ xấu.
Trong 12 người tới Belgrade hôm 23/2, vài người đã ra về trước khi buổi chiếu phim kết thúc, theo hãng tin Serbia Mondo.
Thành viên Viện Hàn lâm Điện ảnh Belgrade Mirko Beokovic nói trên một tờ báo địa phương rằng phim của Jolie đã thể hiện sự thiên vị vì cho thấy "người Hồi giáo Bosnia là những con người văn minh, còn dân Serb chỉ là những gã nông dân tàn bạo."
Cuộc chiến tranh Bosnia 1992-1995 đã cướp đi mạng sống của khoảng 100.000 người./.
Trái ngược với các tin đồn, "In the Land of Blood and Honey" (Tại mảnh đất của máu và mật ngọt) đã không bị cấm ở Serbia. Nhưng sự đón nhận của công chúng thì khác xa với cảnh 5.000 người hò hét gọi tên Jolie ở Sarajevo hồi tuần trước.
Phim của Jolie, quay năm 2010 với các diễn viên từ Nam Tư cũ, kể về câu chuyện của một phụ nữ Hồi giáo và một người đàn ông Serbia yêu nhau trước chiến tranh. Họ gặp lại khi cô bị bắt làm tù binh bởi một đơn vị quân đội Bosnia, dưới sự chỉ huy của người yêu cũ.
Người Serb đã phản ứng dữ dội vì nói rằng phim chỉ tô vẽ họ như những kẻ xấu.
Trong 12 người tới Belgrade hôm 23/2, vài người đã ra về trước khi buổi chiếu phim kết thúc, theo hãng tin Serbia Mondo.
Thành viên Viện Hàn lâm Điện ảnh Belgrade Mirko Beokovic nói trên một tờ báo địa phương rằng phim của Jolie đã thể hiện sự thiên vị vì cho thấy "người Hồi giáo Bosnia là những con người văn minh, còn dân Serb chỉ là những gã nông dân tàn bạo."
Cuộc chiến tranh Bosnia 1992-1995 đã cướp đi mạng sống của khoảng 100.000 người./.
Gia Bảo (Vietnam+)