Dù viện phí tăng nhưng bệnh nhân vẫn phải nằm 3-4 người một giường, vẫn phải xếp hàng cả tháng mới đến lượt siêu âm, chụp CT; phòng nằm không có điều hòa, nhà vệ sinh thiếu và bẩn... Đây là những dịch vụ tối thiểu mà người bệnh hy vọng khi giá viện phí tăng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, đại diện của các bệnh viện tại Hà Nội đều cho rằng, không phải cứ tăng viện phí là chất lượng dịch vụ y tế tăng ngay.
Không thể tăng trong một sớm một chiều
Trao đổi với phóng viên khi đề cập đến vấn đề quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép, ông Lê Văn Quân, Phó giám đốc Bệnh viện K, thừa nhận: “Hiện nay tại khoa Nội của bệnh viện, vẫn có tình trạng 2-3, thậm chí 4 người/giường. Điều chỉnh tăng viện phí mà đòi hỏi chất lượng và thái độ của nhân viên y tế thay đổi được ngay là rất khó.”
[Giảm tải tại các bệnh viện: Ước muốn quá xa vời?]
Nói về giải pháp để giảm quá tải hiện nay, ông Quân khẳng định việc các bệnh nhân phải nằm ghép ở cơ sở Quán Sứ hay Tam Hiệp thì không thể giải quyết ngay một sớm một chiều. Tuy nhiên, vào giữa tháng Tám, bệnh viện sẽ khai trương cơ sở mới ở Tân Triều (Thanh Trì) với hai khoa nội có khoảng 20-50 giường và 51 giường khoa ngoại, hy vọng tình trạng quá tải sẽ giảm đi.
Phát biểu tại cuộc họp với đại diện 38 bệnh viện tuyến Trung ương về giá viện phí mới do Bộ Y tế vừa tổ chức tuần trước, ông Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, không phải chỉ khi có chủ trương điều chỉnh viện phí, chất lượng khám chữa bệnh mới được nâng cấp mà ngay từ nhiều năm nay bệnh viện đã đầu tư trang thiết bị, máy móc, cải tạo bệnh viện.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, tăng giá thì tiền thu về là vào công quỹ của Nhà nước để tái sử dụng cho người bệnh, không phải vào quỹ của cán bộ nhân viên bệnh viện. Phần thu về cao lên thì phần tái đầu tư cho người bệnh cao hơn, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết thêm, mỗi năm, bệnh viện cũng dành 6-8 tỷ đồng để dành miễn phí khám chữa bệnh cho những đối tượng bệnh nhân nghèo, không có điều kiện chi trả viện phí.
Hai năm qua, Bệnh viện Bạch Mai đã đầu tư 80 tỷ đồng để nâng cấp những trang thiết bị hiện đại như lắp đặt hệ thống điều hòa, mua thêm máy thở, máy gây mê...
Lực bất tòng tâm
Ông Nguyễn Tiến Quyết – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, chủ trương của bệnh viện là muốn có thêm nhiều phòng dịch vụ một phần để tăng thêm nguồn thu cho cán bộ, phần khác là có điều kiện tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân cứ muốn là được, mà phải đăng ký trước hai tuần.
"Hiện nay, bệnh viện có 1.100 giường bệnh, trong đó có 60 phòng dịch vụ theo yêu cầu. Có rất nhiều người muốn đăng ký nằm phòng dịch vụ nhưng phòng dịch vụ của chúng tôi lúc nào cũng 'cháy,' không có đủ để cung cấp cho nhu cầu của người bệnh,” ông Quyết cho hay.
Phó giám đốc Bệnh viện K, Lê Văn Quân cho hay, hiện có rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu nằm phòng dịch vụ, tuy nhiên bệnh viện không thể đáp ứng được.
Tại Bệnh viện K, số phòng dịch vụ theo yêu cầu rất hạn chế. Cả bệnh viện chỉ có hai phòng dịch vụ theo yêu cầu, gồm có 8 giường. Giá của mỗi giường ở phòng này là 150.000 đồng.
Nói về vấn đề các phòng dịch vụ y tế theo yêu cầu, ông Quân phân trần, bệnh viện nào cũng muốn làm phòng dịch vụ để có tiền cải thiện. Điều khó khăn cho cơ sở Bệnh viện K ở Quán Sứ là do diện tích của bệnh viện hẹp, nên số phòng bệnh không thể mở rộng hơn được nữa.
Hầu hết các lãnh đạo bệnh viện đều cho rằng không phải chỉ đến khi được điều chỉnh viện phí, các bệnh viện mới thực hiện việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mà vấn đề này đã được ngành y tế quan tâm triển khai từ rất lâu. Thế nhưng tình trạng quá tải bệnh nhân vẫn diễn ra liên tục từ năm nay sang năm khác gây sức ép lên chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Vì vậy, bài toán làm thế nào để chất lượng dịch vụ tăng theo chi phí y tế không thể chỉ các bệnh viện đứng ra là giải quyết được, nó còn là bài toán khó cho toàn ngành y tế./.
Tuy nhiên, đại diện của các bệnh viện tại Hà Nội đều cho rằng, không phải cứ tăng viện phí là chất lượng dịch vụ y tế tăng ngay.
Không thể tăng trong một sớm một chiều
Trao đổi với phóng viên khi đề cập đến vấn đề quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép, ông Lê Văn Quân, Phó giám đốc Bệnh viện K, thừa nhận: “Hiện nay tại khoa Nội của bệnh viện, vẫn có tình trạng 2-3, thậm chí 4 người/giường. Điều chỉnh tăng viện phí mà đòi hỏi chất lượng và thái độ của nhân viên y tế thay đổi được ngay là rất khó.”
[Giảm tải tại các bệnh viện: Ước muốn quá xa vời?]
Nói về giải pháp để giảm quá tải hiện nay, ông Quân khẳng định việc các bệnh nhân phải nằm ghép ở cơ sở Quán Sứ hay Tam Hiệp thì không thể giải quyết ngay một sớm một chiều. Tuy nhiên, vào giữa tháng Tám, bệnh viện sẽ khai trương cơ sở mới ở Tân Triều (Thanh Trì) với hai khoa nội có khoảng 20-50 giường và 51 giường khoa ngoại, hy vọng tình trạng quá tải sẽ giảm đi.
Phát biểu tại cuộc họp với đại diện 38 bệnh viện tuyến Trung ương về giá viện phí mới do Bộ Y tế vừa tổ chức tuần trước, ông Nguyễn Quốc Anh - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, không phải chỉ khi có chủ trương điều chỉnh viện phí, chất lượng khám chữa bệnh mới được nâng cấp mà ngay từ nhiều năm nay bệnh viện đã đầu tư trang thiết bị, máy móc, cải tạo bệnh viện.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, tăng giá thì tiền thu về là vào công quỹ của Nhà nước để tái sử dụng cho người bệnh, không phải vào quỹ của cán bộ nhân viên bệnh viện. Phần thu về cao lên thì phần tái đầu tư cho người bệnh cao hơn, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết thêm, mỗi năm, bệnh viện cũng dành 6-8 tỷ đồng để dành miễn phí khám chữa bệnh cho những đối tượng bệnh nhân nghèo, không có điều kiện chi trả viện phí.
Hai năm qua, Bệnh viện Bạch Mai đã đầu tư 80 tỷ đồng để nâng cấp những trang thiết bị hiện đại như lắp đặt hệ thống điều hòa, mua thêm máy thở, máy gây mê...
Lực bất tòng tâm
Ông Nguyễn Tiến Quyết – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, chủ trương của bệnh viện là muốn có thêm nhiều phòng dịch vụ một phần để tăng thêm nguồn thu cho cán bộ, phần khác là có điều kiện tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân cứ muốn là được, mà phải đăng ký trước hai tuần.
"Hiện nay, bệnh viện có 1.100 giường bệnh, trong đó có 60 phòng dịch vụ theo yêu cầu. Có rất nhiều người muốn đăng ký nằm phòng dịch vụ nhưng phòng dịch vụ của chúng tôi lúc nào cũng 'cháy,' không có đủ để cung cấp cho nhu cầu của người bệnh,” ông Quyết cho hay.
Phó giám đốc Bệnh viện K, Lê Văn Quân cho hay, hiện có rất nhiều bệnh nhân có nhu cầu nằm phòng dịch vụ, tuy nhiên bệnh viện không thể đáp ứng được.
Tại Bệnh viện K, số phòng dịch vụ theo yêu cầu rất hạn chế. Cả bệnh viện chỉ có hai phòng dịch vụ theo yêu cầu, gồm có 8 giường. Giá của mỗi giường ở phòng này là 150.000 đồng.
Nói về vấn đề các phòng dịch vụ y tế theo yêu cầu, ông Quân phân trần, bệnh viện nào cũng muốn làm phòng dịch vụ để có tiền cải thiện. Điều khó khăn cho cơ sở Bệnh viện K ở Quán Sứ là do diện tích của bệnh viện hẹp, nên số phòng bệnh không thể mở rộng hơn được nữa.
Hầu hết các lãnh đạo bệnh viện đều cho rằng không phải chỉ đến khi được điều chỉnh viện phí, các bệnh viện mới thực hiện việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mà vấn đề này đã được ngành y tế quan tâm triển khai từ rất lâu. Thế nhưng tình trạng quá tải bệnh nhân vẫn diễn ra liên tục từ năm nay sang năm khác gây sức ép lên chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Vì vậy, bài toán làm thế nào để chất lượng dịch vụ tăng theo chi phí y tế không thể chỉ các bệnh viện đứng ra là giải quyết được, nó còn là bài toán khó cho toàn ngành y tế./.
Thùy Giang (Vietnam+)