Hãng thông tấn Itar-Tass (Nga) ngày 19/10 đưa tin Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il cho biết nước này sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, nếu Washington và Tokyo từ bỏ chính sách "thù địch" chống Bình Nhưỡng.
Trả lời phỏng vấn Itar-Tass, Nhà lãnh đạo Kim Jong Il khẳng định "nếu Mỹ ít nhất từ bỏ chính sách thù địch hiện nay đối với Triều Tiên và tiếp cận một cách thiện chí, Triều Tiên sẵn sàng đồng ý cải thiện quan hệ song phương với Mỹ."
Đối với Nhật Bản, ông Kim Jong Il cho biết quan hệ hai nước sẽ được bình thường hóa nếu Tokyo xúc tiến những động thái "khép lại quá khứ sai lầm" và từ bỏ chính sách thù địch chống lại Bình Nhưỡng. Ông nhấn mạnh việc bình thường hóa quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản "hoàn toàn phụ thuộc vào lập trường và cách tiếp cận của Washington và Tokyo."
Bên cạnh đó, Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nhắc lại lời kêu gọi sớm nối lại đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà "không kèm theo điều kiện tiên quyết."
Cùng ngày, tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner thông báo Mỹ và Triều Tiên sẽ tiến hành cuộc đàm phán song phương lần thứ hai vào ngày 24-25/10 tại Geneva (Thụy Sỹ), nhằm thúc đẩy nối lại đàm sáu bên.
Tuy nhiên, ông Toner nhấn mạnh "tính chất thăm dò" của cuộc gặp, qua đó phía Mỹ sẽ tìm hiểu xem liệu Triều Tiên có sẵn sàng thực hiện bổn phận theo Tuyên bố chung năm 2005 và đáp ứng điều kiện của Mỹ, Hàn Quốc để nối lại đàm phán sáu bên hay không.
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra một loạt điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán sáu bên, bao gồm yêu cầu Bình Nhưỡng tái xác nhận cam kết về phi hạt nhân hóa theo Tuyên bố chung năm 2005, ngừng mọi hoạt động tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon và cho phép thanh sát quốc tế cơ sở này, chấm dứt thử hạt nhân, tên lửa và cam kết không tấn công Hàn Quốc.
Cuối tháng Bảy vừa qua, đặc phái viên Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên, ông Stephen Bosworth và Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan đã gặp nhau tại New York để thăm dò khả năng nối lại đàm phán sáu bên. Theo ông Toner, sau cuộc gặp này, phía Mỹ nhận thấy "một bầu không khí thuận lợi" và "đủ điều kiện để tiến hành một vòng hội đàm nữa."
Ông Toner cũng cho biết sau cuộc hội đàm tuần tới ở Geneva, ông Bosworth sẽ thôi cương vị đặc phái viên Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên. Nhà ngoại giao kỳ cựu Glyn Davies sẽ thay thế ông Bosworth đảm nhận cương vị này. Ngoài ra, Mỹ sẽ chỉ định ông Ford Hart làm đại diện mới của phái đoàn Mỹ tham dự đàm phán sáu bên.
Ông Toner nhấn mạnh động thái trên chỉ là sự thay đổi nhân sự, nhằm bảo đảm tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên./.
Trả lời phỏng vấn Itar-Tass, Nhà lãnh đạo Kim Jong Il khẳng định "nếu Mỹ ít nhất từ bỏ chính sách thù địch hiện nay đối với Triều Tiên và tiếp cận một cách thiện chí, Triều Tiên sẵn sàng đồng ý cải thiện quan hệ song phương với Mỹ."
Đối với Nhật Bản, ông Kim Jong Il cho biết quan hệ hai nước sẽ được bình thường hóa nếu Tokyo xúc tiến những động thái "khép lại quá khứ sai lầm" và từ bỏ chính sách thù địch chống lại Bình Nhưỡng. Ông nhấn mạnh việc bình thường hóa quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản "hoàn toàn phụ thuộc vào lập trường và cách tiếp cận của Washington và Tokyo."
Bên cạnh đó, Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng nhắc lại lời kêu gọi sớm nối lại đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mà "không kèm theo điều kiện tiên quyết."
Cùng ngày, tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner thông báo Mỹ và Triều Tiên sẽ tiến hành cuộc đàm phán song phương lần thứ hai vào ngày 24-25/10 tại Geneva (Thụy Sỹ), nhằm thúc đẩy nối lại đàm sáu bên.
Tuy nhiên, ông Toner nhấn mạnh "tính chất thăm dò" của cuộc gặp, qua đó phía Mỹ sẽ tìm hiểu xem liệu Triều Tiên có sẵn sàng thực hiện bổn phận theo Tuyên bố chung năm 2005 và đáp ứng điều kiện của Mỹ, Hàn Quốc để nối lại đàm phán sáu bên hay không.
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra một loạt điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán sáu bên, bao gồm yêu cầu Bình Nhưỡng tái xác nhận cam kết về phi hạt nhân hóa theo Tuyên bố chung năm 2005, ngừng mọi hoạt động tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon và cho phép thanh sát quốc tế cơ sở này, chấm dứt thử hạt nhân, tên lửa và cam kết không tấn công Hàn Quốc.
Cuối tháng Bảy vừa qua, đặc phái viên Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên, ông Stephen Bosworth và Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye Gwan đã gặp nhau tại New York để thăm dò khả năng nối lại đàm phán sáu bên. Theo ông Toner, sau cuộc gặp này, phía Mỹ nhận thấy "một bầu không khí thuận lợi" và "đủ điều kiện để tiến hành một vòng hội đàm nữa."
Ông Toner cũng cho biết sau cuộc hội đàm tuần tới ở Geneva, ông Bosworth sẽ thôi cương vị đặc phái viên Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên. Nhà ngoại giao kỳ cựu Glyn Davies sẽ thay thế ông Bosworth đảm nhận cương vị này. Ngoài ra, Mỹ sẽ chỉ định ông Ford Hart làm đại diện mới của phái đoàn Mỹ tham dự đàm phán sáu bên.
Ông Toner nhấn mạnh động thái trên chỉ là sự thay đổi nhân sự, nhằm bảo đảm tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên./.
(TTXVN/Vietnam+)