9 loại hóa chất khó phân hủy sẽ bị cấm

Tiến sĩ Trần Thế Loãn, Tổng cục Môi trường cho biết hiện Ủy ban thẩm định của Công ước Stockholm đang hoàn tất các báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro đối với một số chất gây ô nhiếm khó phân hủy và đưa những chất này vào danh sách cần phải loại trừ để trình Hội nghị các thành viên Công ước lần thứ 4, do Thụy Sĩ đăng cai tổ chức, họp từ ngày 4 đến 8/5, tại Geneva quyết định.

Tiến sĩ Trần Thế Loãn, Tổng cục Môi trường cho biết hiện Ủy ban thẩm định của Công ước Stockholm đang hoàn tất các báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro đối với một số chất gây ô nhiếm khó phân huỷ và đưa những chất này vào danh sách cần phải loại trừ để trình Hội nghị các thành viên Công ước lần thứ 4, do Thụy Sĩ đăng cai tổ chức, họp từ ngày 4 đến 8/5, tại Geneva quyết định.

Đứng đầu danh sách các hóa chất cần loại trừ của công ước Stockholm lần này là chất Lindane được sử dụng để sản xuất thuốc diệt côn trùng và Chlordecone được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế Việt Nam cấm sử dụng.

Trong danh sách cấm còn có chất Hexabromobiphenyl được sử dụng chủ yếu làm chất chống cháy trong sản xuất nhựa và vật liệu bọc dây cáp; Pentabromodiphenyl ether được sử dụng trong sản xuất bao bì polyurethane.

Riêng hóa chất Perfluorooctane sulfonate và các hợp chất của nó được sử dụng chủ yếu làm chất hoạt động bề mặt trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác như bọt chữa cháy, công nghiệp giấy, dệt, bán dẫn còn có thể phát sinh không chủ định trong quá trình sản xuất một số loại hóa chất khác.

Ủy ban thẩm định của Công ước Stockholm còn đề nghị loại bỏ hóa chất Octabromodiphenyl ether thương mại được sử dụng làm chất chống cháy trong sản xuất nhựa cao phân tử; Pentachlorobenzene có thể dùng làm chất giảm độ nhớt trong sản xuất dầu truyền nhiệt, hợp chất trung gian trong sản xuất hóa chất; Alpha hexachlorocyclohexane và Beta hexachlorocyclohexane là hai hóa chất đồng thời sinh ra trong khi sản xuất lindane.

Những hóa chất trên có tính độc cao đối với con người và sinh vật, chậm phân hủy trong tự nhiên, có khả năng tích lũy sinh học thông qua chuỗi thức ăn đã được Công ước Stockholm về các chất gây ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) cấm sử dụng trong sản xuất do những hóa chất này tồn tại rất lâu trong môi trường, di chuyển rất xa, có hại cho sức khỏe con người và đe dọa sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái.

Việt Nam là thành viên thứ 14 trong số các nước tham gia thực hiện công ước trên nên càng cần thực hiện nghiêm túc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục