Phản ứng sau vụ Ấn Độ phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, Trung Quốc ngày 19/4 khẳng định Trung Quốc và Ấn Độ là đối tác, không phải là đối thủ của nhau và có mối quan hệ song phương “vững chắc.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho biết Trung Quốc đã nhận được thông báo về vụ phóng thử tên lửa của Ấn Độ. Quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp.
Tại Hội nghị thượng đỉnh BRIC hồi tháng Ba tại New Dehli, lãnh đạo hai nước đã thể hiện sự đồng thuận trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược song phương, tăng cường phát triển và bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông Lưu Vi Dân cũng cho biết cuộc tập trận sắp tới giữa hải quân Trung Quốc và Nga trên Hoàng Hải (từ ngày 22-27/4) không phải để đáp lại vụ phóng tên lửa của Ấn Độ.
Cùng ngày 19/4, Nhà Trắng kêu gọi các nước có khả năng hạt nhân kiềm chế và tiếp tục ngăn chặn các hành động gây mất ổn định khu vực Nam Á.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 19/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner một mặt xác nhận Ấn Độ là quốc gia trung thành với cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân và luôn theo đuổi chính sách không phải là nước đầu tiên sử dụng hạt nhân, mặt khác hối thúc tất cả các nước có khả năng hạt nhân kiềm chế tối đa.
Trong khi đó, Pakistan tỏ ra không lo lắng về sự kiện này.
Người phát ngôn văn phòng đối ngoại Pakistan Mozzam Ahmed Khan cho biết Ấn Độ có thông báo cho Pakistan về vụ thử tên lửa này theo quy định của thỏa thuận đạt được giữa hai nước.
Ông C. Uday Bhaskar, cựu phụ trách Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng cho rằng "toàn cầu không cần thiết phải lo ngại về việc Ấn Độ thử tên lửa."
Ngày 19/4, Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-V có khả năng mang đầu đạt hạt nhân. Với việc thử thành công này, Ấn Độ trở thành một trong những nước sở hữu công nghệ ICBM như Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc./.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho biết Trung Quốc đã nhận được thông báo về vụ phóng thử tên lửa của Ấn Độ. Quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp.
Tại Hội nghị thượng đỉnh BRIC hồi tháng Ba tại New Dehli, lãnh đạo hai nước đã thể hiện sự đồng thuận trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược song phương, tăng cường phát triển và bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Ông Lưu Vi Dân cũng cho biết cuộc tập trận sắp tới giữa hải quân Trung Quốc và Nga trên Hoàng Hải (từ ngày 22-27/4) không phải để đáp lại vụ phóng tên lửa của Ấn Độ.
Cùng ngày 19/4, Nhà Trắng kêu gọi các nước có khả năng hạt nhân kiềm chế và tiếp tục ngăn chặn các hành động gây mất ổn định khu vực Nam Á.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 19/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner một mặt xác nhận Ấn Độ là quốc gia trung thành với cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân và luôn theo đuổi chính sách không phải là nước đầu tiên sử dụng hạt nhân, mặt khác hối thúc tất cả các nước có khả năng hạt nhân kiềm chế tối đa.
Trong khi đó, Pakistan tỏ ra không lo lắng về sự kiện này.
Người phát ngôn văn phòng đối ngoại Pakistan Mozzam Ahmed Khan cho biết Ấn Độ có thông báo cho Pakistan về vụ thử tên lửa này theo quy định của thỏa thuận đạt được giữa hai nước.
Ông C. Uday Bhaskar, cựu phụ trách Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng cho rằng "toàn cầu không cần thiết phải lo ngại về việc Ấn Độ thử tên lửa."
Ngày 19/4, Ấn Độ đã phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Agni-V có khả năng mang đầu đạt hạt nhân. Với việc thử thành công này, Ấn Độ trở thành một trong những nước sở hữu công nghệ ICBM như Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc./.
(TTXVN)