Ngày 31/10, tại Hà Nội, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức gặp gỡ báo chí trao đổi về nội dung phát triển của Việt Nam: Đề xuất chiến lược và ưu tiên hoạt động của chiến lược đối tác Quốc gia (CPS); Chương trình viện trợ ADB.
Việt Nam là nước đang phát triển, GDP bình quân đầu người tăng từ 843 USD năm 2007 lên 1.409 USD năm 2011, được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (MIC). Phần lớn các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đều đúng tiến độ hoặc về trước năm 2015, song còn một số mục tiêu cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa. Tỉ lệ nghèo giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ qua là thành công của các cuộc cải cách theo hướng trị trường và chính trị ổn định của Việt Nam.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2015 của Chính phủ Việt Nam, tập trung vào ba bước đột phá: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển nhanh nguồn nhân lực: Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng. Tập trung vào chương trình cải cách, tầm quan trọng của môi trường bền vững và phát triển hòa nhập.
Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết, Việt Nam vẫn chưa giải quyết triệt để tình trạng nghèo và bất bình đẳng giữa các bộ phận dân chúng khác nhau (mạng lưới an sinh xã hội còn thiếu). Tăng trưởng GDP mạnh trong thập niên vừa qua nhưng tăng trưởng tín dụng cũng rất cao, dẫn đến lạm pháp cao. Năng suất và năng lực cạnh tranh còn thấp (do quản lý khu vực công kém hiệu quả, thiếu lao động có tay nghề và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ). Việt Nam cũng là nước dễ bị tổn thương trước suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.
Từ thực tế này ADB sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam vào 3 trụ cột: Tăng trưởng toàn diện (đưa người nghèo, người dễ bị tổn thương, phụ nữ và quá trình phát triển thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, tiếp cận với các nguồn lực kinh tế và hỗ trợ các cơ hội giáo dục đào tạo. Hỗ trợ cải cách thể chế, chính sách và quản lý trong cung cấp dịch vụ xã hội); Nâng cao hiệu suất kinh tế (hỗ trợ cải cách cơ cấu và chính sách, kể cả quản trị và tài chính công, công tác lập kế hoạch đầu tư công và quản lý kinh tế vĩ mô. Phát triển khu vực tài chính theo chiều sâu để huy động vốn tư nhân); Môi trường bền vững (Hỗ trợ đối phó với những thách thức môi trường, biến đổi khí hậu ở cấp trung ương và địa phương thông qua việc quản lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp và áp dụng công nghệ sạch trong lĩnh vực hạ tầng. Cải thiện công tác quản trị môi trường. Tăng cường khả năng ứng phó của các quốc gia và khu vực thông qua hợp tác khu vực.
Sáu lĩnh vực được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ưu tiên tại Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: Nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và môi trường (ANR); Giáo dục; Năng lượng; Tài chính; Giao thông; Nước sạch và đô thị./.
Việt Nam là nước đang phát triển, GDP bình quân đầu người tăng từ 843 USD năm 2007 lên 1.409 USD năm 2011, được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp (MIC). Phần lớn các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đều đúng tiến độ hoặc về trước năm 2015, song còn một số mục tiêu cần đẩy nhanh tiến độ hơn nữa. Tỉ lệ nghèo giảm đáng kể trong vòng 2 thập kỷ qua là thành công của các cuộc cải cách theo hướng trị trường và chính trị ổn định của Việt Nam.
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2015 của Chính phủ Việt Nam, tập trung vào ba bước đột phá: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển nhanh nguồn nhân lực: Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng. Tập trung vào chương trình cải cách, tầm quan trọng của môi trường bền vững và phát triển hòa nhập.
Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết, Việt Nam vẫn chưa giải quyết triệt để tình trạng nghèo và bất bình đẳng giữa các bộ phận dân chúng khác nhau (mạng lưới an sinh xã hội còn thiếu). Tăng trưởng GDP mạnh trong thập niên vừa qua nhưng tăng trưởng tín dụng cũng rất cao, dẫn đến lạm pháp cao. Năng suất và năng lực cạnh tranh còn thấp (do quản lý khu vực công kém hiệu quả, thiếu lao động có tay nghề và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ). Việt Nam cũng là nước dễ bị tổn thương trước suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.
Từ thực tế này ADB sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam vào 3 trụ cột: Tăng trưởng toàn diện (đưa người nghèo, người dễ bị tổn thương, phụ nữ và quá trình phát triển thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, tiếp cận với các nguồn lực kinh tế và hỗ trợ các cơ hội giáo dục đào tạo. Hỗ trợ cải cách thể chế, chính sách và quản lý trong cung cấp dịch vụ xã hội); Nâng cao hiệu suất kinh tế (hỗ trợ cải cách cơ cấu và chính sách, kể cả quản trị và tài chính công, công tác lập kế hoạch đầu tư công và quản lý kinh tế vĩ mô. Phát triển khu vực tài chính theo chiều sâu để huy động vốn tư nhân); Môi trường bền vững (Hỗ trợ đối phó với những thách thức môi trường, biến đổi khí hậu ở cấp trung ương và địa phương thông qua việc quản lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp và áp dụng công nghệ sạch trong lĩnh vực hạ tầng. Cải thiện công tác quản trị môi trường. Tăng cường khả năng ứng phó của các quốc gia và khu vực thông qua hợp tác khu vực.
Sáu lĩnh vực được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ưu tiên tại Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: Nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên và môi trường (ANR); Giáo dục; Năng lượng; Tài chính; Giao thông; Nước sạch và đô thị./.
Bùi Thanh Hải (TTXVN)