Hôm nay 6/8, tại Hà Nội sẽ diễn ra cuội hội đàm giữa Bộ trưởng Công Thương Việt Nam với Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hàn Quốc Bark Tea Ho bàn về các biện pháp tăng cường hợp tác thương mại giữa hai nước, trong đó có việc xem xét, tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương.
Trao đổi với Vietnam+, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Châu Á Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, với cơ cấu sản xuất, xuất nhập khẩu hiện nay, sau khi ký kết Hiệp định FTA song phương, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục nhập siêu từ Hàn Quốc, thậm chí giá trị nhập siêu sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, do cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu kèm theo đầu tư sản xuất nên nhập khẩu tăng sẽ góp phần tạo năng lực sản xuất cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung sang các thị trường khác trên thế giới.
PV: Xin ông cho biết những nét nổi bật trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam-Hàn Quốc trong thời gian qua và những triển vọng khi ký FTA?
Ông Bùi Huy Sơn: Năm 2011, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 17,8 tỷ USD, tăng trên 35 lần so với năm 1992 khi hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao, đưa Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam xét về kim ngạch thương mại hai chiều (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản).
Cũng trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mức 4 tỷ USD (đạt 4,7 tỷ USD), tăng 52,5% so với năm 2010, đánh dấu bước tăng trưởng ngoạn mục sau khủng hoảng. Nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng tăng trưởng mạnh với mức 35% đạt 13,2 tỷ USD.
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp. Hàn Quốc là thị trường quan trọng đối với các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản là thị trường lớn thứ 4; dệt may lớn thứ 4; đồ gỗ lớn thứ 5 và giày dép lớn thứ 7... của Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ đầu tư, sản xuất, trong đó có một phần đáng kể phục vụ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2011, nhóm hàng này chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Nét nổi bật thứ hai trong quan hệ giữa hai nước là sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư và thương mại. Đây cũng là lý do quan trọng dẫn đến thực tế Việt Nam nhập siêu lớn từ Hàn Quốc, trong đó phần lớn là máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ các doanh nghiệp đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam như đã nêu trên.
Trong những năm trở lại đây, nhờ tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu cao hơn so với nhập khẩu, tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc có xu hướng giảm dần. Năm 2005 chỉ số này là 442%, năm 2010 giảm xuống còn 216% và năm 2011 còn 179%.
PV: Thưa ông, khi tham gia FTA song phương với Hàn Quốc, thì Việt Nam sẽ gặp thuận lợi và khó khăn gì?
Ông Bùi Huy Sơn: Như ta đã biết, về nguyên tắc, mỗi bên tham gia đàm phán FTA đều phải cân bằng lợi ích và những thách thức.
Tương tự như tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay các FTA khác, việc ký kết Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc sẽ giúp ta hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tiến lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là lợi ích quan trọng trong dài hạn.
Ngoài ra, lợi ích quan trọng hàng đầu của việc thiết lập FTA với Hàn Quốc là thúc đẩy đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo nguồn công nghệ, trình độ quản lý và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba.
Hơn nữa, trong hoạt động xuất khẩu, việc tiếp tục dỡ bỏ các rào cản thương mại của Hàn Quốc với mức cao hơn, nhanh hơn so với thỏa thuận FTA ASEAN-Hàn Quốc sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng như tranh thủ vốn, công nghệ của Hàn Quốc thông qua đầu tư để tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác.
Trong hoạt động nhập khẩu, việc ký FTA song phương với Hàn Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị với công nghệ tiên tiến nhưng với giá cả cạnh tranh hơn. Nguồn nhập khẩu này sẽ giúp Việt Nam giảm dần tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu như hiện nay, góp phần nâng cao năng lực sản xuất bền vững của nền kinh tế.
Theo kết quả nghiên cứu, với những giả định và kịch bản cụ thể, trong cả 4 kịch bản về phạm vi cam kết của Hiệp định FTA Việt Nam-Hàn Quốc đều mang lại tác động tích cực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng GDP ở các mức độ khác nhau.
Trong đó, các lĩnh vực thu hút nhiều lao động như nông thủy sản, và dệt may sẽ hưởng lợi nhờ gia tăng xuất khẩu ở mức cao nhất. Các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, luyện kim đạt mức tăng trưởng cao nhờ thu hút đầu tư. So với kịch bản không ký kết FTA với Hàn Quốc, việc ký kết Hiệp định sẽ giúp tăng trưởng các ngành sản xuất như dệt may (32,23%), chăn nuôi (13,33%), thủy sản (11,85%), máy móc thiết bị (8,1%).
Ngoài các lợi ích về tăng trưởng sản xuất, Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc được dự đoán cũng sẽ đem lại những hệ quả xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam cũng như cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc, nâng cao thu nhập...
Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều thách thức, trong đó một số thách thức không nhỏ đối với Việt Nam khi ký kết Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc là khả năng cạnh tranh nội tại của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
Hàn Quốc là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các yêu cầu về vệ sinh, dịch tễ đối với các sản phẩm nông, thủy sản. Vì vậy, để khai thác thành công thị trường này, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải đạt trình độ kỹ thuật phù hợp, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Đó cũng là yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thắng lợi ngay tại thị trường trong nước.
Về lý thuyết, một số ngành có thể gặp khó khăn do phải cạnh tranh trực tiếp sau khi Việt Nam mở cửa thị trường như ô tô, sắt thép, phân bón, dịch vụ tài chính, ngân hàng,... . Tuy nhiên, ta có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực nhờ một lộ trình giảm thuế và phạm vi cam kết phù hợp.
Hơn nữa, đến thời điểm thực hiện mở cửa thị trường cho Hàn Quốc, chúng ta cũng đã mở cửa thị trường và cạnh tranh với các nước khác như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản nên tác động tiêu cực phần nào giảm bớt. Hơn thế nữa, chính các nhà đầu tư Hàn Quốc trong các lĩnh vực trên tại Việt Nam sẽ cùng các doanh nghiệp trong nước tham gia cuộc cạnh tranh này.
Ngoài lĩnh vực hàng hóa, phía Hàn Quốc có thể sẽ gây sức ép tự do hóa mạnh trong các lĩnh vực dịch vụ. Các vấn đề này đều cần được xem xét, xử lý thận trọng trong quá trình đàm phán, đảm bảo tạo thế cạnh tranh hợp lý để thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong nước đồng thời thu hút đầu tư, công nghệ hiện đại.
Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc có hiệu lực, kèm theo hoạt động thương mại, đầu tư phát triển còn đặt ra yêu cầu cao đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng, quản lý thực thi các chính sách, biện pháp gắn với các rào cản thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các biện pháp phòng vệ thương mại,...
PV: Xin ông cho biết đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc?
Ông Bùi Huy Sơn: Trong khuôn khổ FTA song phương, ta sẽ có cơ hội trao đổi và xử lý cụ thể vấn đề hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn vệ sinh, dịch tễ, mà hiện tại đang là rào cản lớn nhất đối với hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc nhưng khó có thể xử lý thỏa đáng trong các diễn đàn đa phương.
Hiện nay, hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc (4,7 tỷ USD năm 2011) chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn ở mức dưới 1% trong tổng giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của nước ta. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để khai thác tại thị trường Hàn Quốc.
Đến nay, Hàn Quốc đã ký kết FTA với nhiều đối tác thương mại quan trọng mà Việt Nam chưa ký FTA như EU, Hoa Kỳ. Do vậy, việc liên kết sản xuất, tận dụng ưu đãi thông qua FTA song phương Việt Nam – Hàn Quốc sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam ở cả các thị trường khác ngoài Hàn Quốc.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Trao đổi với Vietnam+, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Châu Á Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết, với cơ cấu sản xuất, xuất nhập khẩu hiện nay, sau khi ký kết Hiệp định FTA song phương, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục nhập siêu từ Hàn Quốc, thậm chí giá trị nhập siêu sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, do cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu kèm theo đầu tư sản xuất nên nhập khẩu tăng sẽ góp phần tạo năng lực sản xuất cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung sang các thị trường khác trên thế giới.
PV: Xin ông cho biết những nét nổi bật trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam-Hàn Quốc trong thời gian qua và những triển vọng khi ký FTA?
Ông Bùi Huy Sơn: Năm 2011, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 17,8 tỷ USD, tăng trên 35 lần so với năm 1992 khi hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao, đưa Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam xét về kim ngạch thương mại hai chiều (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản).
Cũng trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mức 4 tỷ USD (đạt 4,7 tỷ USD), tăng 52,5% so với năm 2010, đánh dấu bước tăng trưởng ngoạn mục sau khủng hoảng. Nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng tăng trưởng mạnh với mức 35% đạt 13,2 tỷ USD.
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp. Hàn Quốc là thị trường quan trọng đối với các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản là thị trường lớn thứ 4; dệt may lớn thứ 4; đồ gỗ lớn thứ 5 và giày dép lớn thứ 7... của Việt Nam.
Hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ đầu tư, sản xuất, trong đó có một phần đáng kể phục vụ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2011, nhóm hàng này chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Nét nổi bật thứ hai trong quan hệ giữa hai nước là sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu tư và thương mại. Đây cũng là lý do quan trọng dẫn đến thực tế Việt Nam nhập siêu lớn từ Hàn Quốc, trong đó phần lớn là máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ các doanh nghiệp đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam như đã nêu trên.
Trong những năm trở lại đây, nhờ tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu cao hơn so với nhập khẩu, tỷ lệ nhập siêu trên xuất khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc có xu hướng giảm dần. Năm 2005 chỉ số này là 442%, năm 2010 giảm xuống còn 216% và năm 2011 còn 179%.
PV: Thưa ông, khi tham gia FTA song phương với Hàn Quốc, thì Việt Nam sẽ gặp thuận lợi và khó khăn gì?
Ông Bùi Huy Sơn: Như ta đã biết, về nguyên tắc, mỗi bên tham gia đàm phán FTA đều phải cân bằng lợi ích và những thách thức.
Tương tự như tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hay các FTA khác, việc ký kết Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc sẽ giúp ta hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tiến lên bậc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là lợi ích quan trọng trong dài hạn.
Ngoài ra, lợi ích quan trọng hàng đầu của việc thiết lập FTA với Hàn Quốc là thúc đẩy đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam, kèm theo nguồn công nghệ, trình độ quản lý và cơ hội tiếp cận các thị trường thứ ba.
Hơn nữa, trong hoạt động xuất khẩu, việc tiếp tục dỡ bỏ các rào cản thương mại của Hàn Quốc với mức cao hơn, nhanh hơn so với thỏa thuận FTA ASEAN-Hàn Quốc sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng như tranh thủ vốn, công nghệ của Hàn Quốc thông qua đầu tư để tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác.
Trong hoạt động nhập khẩu, việc ký FTA song phương với Hàn Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị với công nghệ tiên tiến nhưng với giá cả cạnh tranh hơn. Nguồn nhập khẩu này sẽ giúp Việt Nam giảm dần tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu như hiện nay, góp phần nâng cao năng lực sản xuất bền vững của nền kinh tế.
Theo kết quả nghiên cứu, với những giả định và kịch bản cụ thể, trong cả 4 kịch bản về phạm vi cam kết của Hiệp định FTA Việt Nam-Hàn Quốc đều mang lại tác động tích cực cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng GDP ở các mức độ khác nhau.
Trong đó, các lĩnh vực thu hút nhiều lao động như nông thủy sản, và dệt may sẽ hưởng lợi nhờ gia tăng xuất khẩu ở mức cao nhất. Các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, luyện kim đạt mức tăng trưởng cao nhờ thu hút đầu tư. So với kịch bản không ký kết FTA với Hàn Quốc, việc ký kết Hiệp định sẽ giúp tăng trưởng các ngành sản xuất như dệt may (32,23%), chăn nuôi (13,33%), thủy sản (11,85%), máy móc thiết bị (8,1%).
Ngoài các lợi ích về tăng trưởng sản xuất, Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc được dự đoán cũng sẽ đem lại những hệ quả xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam cũng như cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc, nâng cao thu nhập...
Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp nhiều thách thức, trong đó một số thách thức không nhỏ đối với Việt Nam khi ký kết Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc là khả năng cạnh tranh nội tại của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
Hàn Quốc là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các yêu cầu về vệ sinh, dịch tễ đối với các sản phẩm nông, thủy sản. Vì vậy, để khai thác thành công thị trường này, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải đạt trình độ kỹ thuật phù hợp, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Đó cũng là yêu cầu thiết yếu để doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh thắng lợi ngay tại thị trường trong nước.
Về lý thuyết, một số ngành có thể gặp khó khăn do phải cạnh tranh trực tiếp sau khi Việt Nam mở cửa thị trường như ô tô, sắt thép, phân bón, dịch vụ tài chính, ngân hàng,... . Tuy nhiên, ta có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực nhờ một lộ trình giảm thuế và phạm vi cam kết phù hợp.
Hơn nữa, đến thời điểm thực hiện mở cửa thị trường cho Hàn Quốc, chúng ta cũng đã mở cửa thị trường và cạnh tranh với các nước khác như ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản nên tác động tiêu cực phần nào giảm bớt. Hơn thế nữa, chính các nhà đầu tư Hàn Quốc trong các lĩnh vực trên tại Việt Nam sẽ cùng các doanh nghiệp trong nước tham gia cuộc cạnh tranh này.
Ngoài lĩnh vực hàng hóa, phía Hàn Quốc có thể sẽ gây sức ép tự do hóa mạnh trong các lĩnh vực dịch vụ. Các vấn đề này đều cần được xem xét, xử lý thận trọng trong quá trình đàm phán, đảm bảo tạo thế cạnh tranh hợp lý để thúc đẩy năng lực cạnh tranh trong nước đồng thời thu hút đầu tư, công nghệ hiện đại.
Hiệp định FTA song phương với Hàn Quốc có hiệu lực, kèm theo hoạt động thương mại, đầu tư phát triển còn đặt ra yêu cầu cao đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình xây dựng, quản lý thực thi các chính sách, biện pháp gắn với các rào cản thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, các biện pháp phòng vệ thương mại,...
PV: Xin ông cho biết đâu là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc?
Ông Bùi Huy Sơn: Trong khuôn khổ FTA song phương, ta sẽ có cơ hội trao đổi và xử lý cụ thể vấn đề hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn vệ sinh, dịch tễ, mà hiện tại đang là rào cản lớn nhất đối với hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào Hàn Quốc nhưng khó có thể xử lý thỏa đáng trong các diễn đàn đa phương.
Hiện nay, hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc (4,7 tỷ USD năm 2011) chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn ở mức dưới 1% trong tổng giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc, hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu của nước ta. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để khai thác tại thị trường Hàn Quốc.
Đến nay, Hàn Quốc đã ký kết FTA với nhiều đối tác thương mại quan trọng mà Việt Nam chưa ký FTA như EU, Hoa Kỳ. Do vậy, việc liên kết sản xuất, tận dụng ưu đãi thông qua FTA song phương Việt Nam – Hàn Quốc sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam ở cả các thị trường khác ngoài Hàn Quốc.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Đức Duy (Vietnam+)