Ngày 25/3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân 22 tỉnh, thành phố trọng điểm đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) để cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, trong những năm qua, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương trên cả nước còn chậm. Còn tồn tại một số hạn chế, nhiều quy định còn chồng chéo; vi phạm luật đất đai ngày càng lớn, nhiều vụ tranh chấp đất đai đã xảy ra.
Năm 2012, cả nước cấp 35 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 81%. Năm 2013, phải cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần dầu, đảm bảo tỷ lệ được cấp từ 85% trở lên.
Để đạt mục tiêu này, tổng khối lượng cần cấp của 22 tỉnh, thành phố trọng điểm trong năm 2013 khoảng trên 4,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích trên 2 triệu ha.
Trong đó, đất ở đô thị cần cấp gần 1,5 triệu giấy chứng nhận với diện tích 20.000 ha; đất sản xuất nông nghiệp cần cấp trên 1,3 triệu giấy chứng nhận với diện tích 711.000 ha; còn lại là đất chuyên dụng, đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp.
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành phố đã nêu lên một số những khó khăn, vường mắc trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận như việc rà soát thống kê tình hình tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận chưa đầy đủ; thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận ở một số địa phương còn gây phiền hà cho người sử dụng đất; thiếu hụt nguồn nhân lực của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp; việc triển khai cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà còn chậm.
Các đại biểu cũng bàn bạc và thống nhất những giải pháp quyết liệt để hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận năm 2013. Theo đó, các tỉnh, thành phố như Điện Biên, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế và Đắc Lắc cần chỉ đạo các cấp huyện, xã thực hiện và hoàn thành ngay trong tháng 4/2013 việc rà soát, xác định lại kết quả cấp giấy chứng nhận, thống kê tình hình tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận.
Căn cứ vào khối lượng tồn đọng, mục tiêu cơ bản của từng địa phương, các tỉnh, thành phố cần giao chỉ tiêu khối lượng cần cấp giấy chứng nhận cho từng huyện, xã phải thực hiện trong năm 2013.
Ngoài ra, các tỉnh cần rà soát cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận cho phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hiện hành, rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho người sử dụng. Các văn bản giải quyết vướng mắc, tồn tại trong cấp giấy chứng nhận cần phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế, không quá cầu toàn mà nên phân chia các vướng mắc, tồn tại thành nhiều nhóm để ban hành thành nhiều văn bản cho thống nhất, bảo đảm tính kịp thời.
Bên cạnh đó, các địa phương cần rà soát, đánh giá tình hình tài liệu bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch chi tiết và các loại bản đồ khác hiện có của từng xã, huyện, nhất là các địa phương có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt thấp để xác định các khu vực có thể sử dụng các loại bản đồ hiện có cho cấp giấy chứng nhận nhằm tập trung chỉ đạo cấp giấy chứng nhận ở khu vực này.
Đối với các dự án phát triển nhà ở tại các thành phố, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cần chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung kiểm tra rà soát, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng; đồng thời chỉ đạo cấp ngay giấy chứng nhận cho người mua nhà ở.
Đối với các tổ chức sử dụng đất, cần tập trung, ưu tiên cấp trước cho các tổ chức kinh tế, các nông lâm trường, các đơn vị sự nghiệp và đơn vị quốc phòng an ninh để đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất của các loại đối tượng này.
Các trường hợp đang có tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai đối với một phần diện tích mà chưa thể giải quyết ngay thì xem xét cấp giấy chứng nhận trước đối với phần diện tích đất không tranh chấp, vi phạm.
Các trường hợp do quản lý yếu kém, để dân lấn chiếm hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở hay người dân lấn chiếm phá rừng sản xuất chuyển sang trồng trọt đã ổn định từ trước 1/7/2004 cần xem xét cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng.
Mặt khác, các tỉnh, thành phố cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người sử dụng đất thực hiện nghiêm các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; trong đó có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất đối với các cơ quan Nhà nước./.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, trong những năm qua, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương trên cả nước còn chậm. Còn tồn tại một số hạn chế, nhiều quy định còn chồng chéo; vi phạm luật đất đai ngày càng lớn, nhiều vụ tranh chấp đất đai đã xảy ra.
Năm 2012, cả nước cấp 35 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 81%. Năm 2013, phải cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần dầu, đảm bảo tỷ lệ được cấp từ 85% trở lên.
Để đạt mục tiêu này, tổng khối lượng cần cấp của 22 tỉnh, thành phố trọng điểm trong năm 2013 khoảng trên 4,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích trên 2 triệu ha.
Trong đó, đất ở đô thị cần cấp gần 1,5 triệu giấy chứng nhận với diện tích 20.000 ha; đất sản xuất nông nghiệp cần cấp trên 1,3 triệu giấy chứng nhận với diện tích 711.000 ha; còn lại là đất chuyên dụng, đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp.
Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành phố đã nêu lên một số những khó khăn, vường mắc trong việc thực hiện cấp giấy chứng nhận như việc rà soát thống kê tình hình tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận chưa đầy đủ; thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận ở một số địa phương còn gây phiền hà cho người sử dụng đất; thiếu hụt nguồn nhân lực của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp; việc triển khai cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà còn chậm.
Các đại biểu cũng bàn bạc và thống nhất những giải pháp quyết liệt để hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận năm 2013. Theo đó, các tỉnh, thành phố như Điện Biên, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế và Đắc Lắc cần chỉ đạo các cấp huyện, xã thực hiện và hoàn thành ngay trong tháng 4/2013 việc rà soát, xác định lại kết quả cấp giấy chứng nhận, thống kê tình hình tồn đọng chưa cấp giấy chứng nhận.
Căn cứ vào khối lượng tồn đọng, mục tiêu cơ bản của từng địa phương, các tỉnh, thành phố cần giao chỉ tiêu khối lượng cần cấp giấy chứng nhận cho từng huyện, xã phải thực hiện trong năm 2013.
Ngoài ra, các tỉnh cần rà soát cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận cho phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hiện hành, rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho người sử dụng. Các văn bản giải quyết vướng mắc, tồn tại trong cấp giấy chứng nhận cần phải cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tế, không quá cầu toàn mà nên phân chia các vướng mắc, tồn tại thành nhiều nhóm để ban hành thành nhiều văn bản cho thống nhất, bảo đảm tính kịp thời.
Bên cạnh đó, các địa phương cần rà soát, đánh giá tình hình tài liệu bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch chi tiết và các loại bản đồ khác hiện có của từng xã, huyện, nhất là các địa phương có tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt thấp để xác định các khu vực có thể sử dụng các loại bản đồ hiện có cho cấp giấy chứng nhận nhằm tập trung chỉ đạo cấp giấy chứng nhận ở khu vực này.
Đối với các dự án phát triển nhà ở tại các thành phố, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cần chỉ đạo các ngành, các cấp tập trung kiểm tra rà soát, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng; đồng thời chỉ đạo cấp ngay giấy chứng nhận cho người mua nhà ở.
Đối với các tổ chức sử dụng đất, cần tập trung, ưu tiên cấp trước cho các tổ chức kinh tế, các nông lâm trường, các đơn vị sự nghiệp và đơn vị quốc phòng an ninh để đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng đất của các loại đối tượng này.
Các trường hợp đang có tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai đối với một phần diện tích mà chưa thể giải quyết ngay thì xem xét cấp giấy chứng nhận trước đối với phần diện tích đất không tranh chấp, vi phạm.
Các trường hợp do quản lý yếu kém, để dân lấn chiếm hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở hay người dân lấn chiếm phá rừng sản xuất chuyển sang trồng trọt đã ổn định từ trước 1/7/2004 cần xem xét cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng.
Mặt khác, các tỉnh, thành phố cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người sử dụng đất thực hiện nghiêm các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; trong đó có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất đối với các cơ quan Nhà nước./.
Thanh Tuấn (TTXVN)