Việc bố mẹ nuông chiều, không quy định một giờ đi ngủ buổi tối cố định là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ gặp các vấn đề về hành vi. Đây là kết luận của một công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Nhi khoa số ra ngày 14/10.
Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Londn của Anh đã tiến hành phân tích lịch ngủ của hơn 10.000 trẻ em khi lúc trẻ lên 3, 5 và 7 tuổi, đồng thời ghi chép lại những vấn đề về hành vi mà các trẻ này gặp phải thông qua lời kể của thầy cô giáo và gia đình các em.
Kết quả cho thấy những trẻ đi ngủ thất thường có xu hướng gặp các vấn đề hành vi như hoạt động nhiều, thường xuyên cãi cọ với bạn bè và gặp khó khăn trong biểu đạt cảm xúc. Trong khi đó, những trẻ có lịch ngủ hợp lý lại thể hiện sự vượt trội trong khả năng giao tiếp trong tương lai.
Các phát hiện còn cho thấy giờ đi ngủ thất thường là điều thường xảy ra ở trẻ lên 3.
Nghiên cứu chỉ ra rằng giờ giấc đi ngủ thất thường có thể tác động tới nhịp sinh học của mỗi người, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển của não cũng như khả năng điều tiết hành vi.
Theo các nhà nghiên cứu, sự phát triển ở trẻ trong những năm đầu đời có những ảnh hưởng sâu sắc đối với thể chất và sức khỏe xuyên suốt quãng đời sau này.
Giấc ngủ hạn chế hoặc bị cắt ngang, đặc biệt nếu xảy ra ở những thời điểm then chốt trong quá trình phát triển có thể gây ra những tác động quan trọng lên sức khỏe. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn và lên sẵn một thời gian biểu ngủ-nghỉ hợp lý nhằm giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện nhất./.
Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Londn của Anh đã tiến hành phân tích lịch ngủ của hơn 10.000 trẻ em khi lúc trẻ lên 3, 5 và 7 tuổi, đồng thời ghi chép lại những vấn đề về hành vi mà các trẻ này gặp phải thông qua lời kể của thầy cô giáo và gia đình các em.
Kết quả cho thấy những trẻ đi ngủ thất thường có xu hướng gặp các vấn đề hành vi như hoạt động nhiều, thường xuyên cãi cọ với bạn bè và gặp khó khăn trong biểu đạt cảm xúc. Trong khi đó, những trẻ có lịch ngủ hợp lý lại thể hiện sự vượt trội trong khả năng giao tiếp trong tương lai.
Các phát hiện còn cho thấy giờ đi ngủ thất thường là điều thường xảy ra ở trẻ lên 3.
Nghiên cứu chỉ ra rằng giờ giấc đi ngủ thất thường có thể tác động tới nhịp sinh học của mỗi người, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển của não cũng như khả năng điều tiết hành vi.
Theo các nhà nghiên cứu, sự phát triển ở trẻ trong những năm đầu đời có những ảnh hưởng sâu sắc đối với thể chất và sức khỏe xuyên suốt quãng đời sau này.
Giấc ngủ hạn chế hoặc bị cắt ngang, đặc biệt nếu xảy ra ở những thời điểm then chốt trong quá trình phát triển có thể gây ra những tác động quan trọng lên sức khỏe. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn và lên sẵn một thời gian biểu ngủ-nghỉ hợp lý nhằm giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện nhất./.
(TTXVN)