Ngày 29/9, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Trí thức Thủ đô với đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020.”
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, các giáo sư: Phan Huy Lê, Hồ Ngọc Đại, Phạm Minh Hạc, Hoàng Xuân Sính, Chu Hảo, Nguyễn Đình Chú, Lê Hải Châu…
Với gần 20 báo cáo, kiến nghị của các nhà giáo, các nhà khoa học, giới trí thức Thủ đô đem đến hội thảo nhằm làm sáng tỏ 4 vấn đề lớn: Chương trình, sách, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp; Hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu nguồn nhân lực; Chế độ đối với đội ngũ giáo viên hiện nay; Đầu tư và hiệu quả.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã chỉ rõ những yếu kém tồn tại lâu nay chưa được khắc phục; đồng thời cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, với mong muốn chấn hưng lại sự nghiệp giáo dục mà lâu nay xã hội cho rằng đã lạc hậu cần phải đổi mới.
Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người. Muốn dạy làm người hiệu quả cần phải có nội dung và cách dạy phù hợp. Hiện nay, nền giáo dục của chúng ta không chỉ lạc hậu mà còn nhiều hạn chế thiên về dạy kiến thức, nhẹ về giáo dục bồi dưỡng nhân cách...
Theo Giáo sư Chu Hảo để “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam” cần phải có cuộc Tổng điều tra giáo dục ở quy mô quốc gia. Có như vậy, mới biết được hiện chúng ta đang yếu kém nhất khâu nào và yếu kém đến mức độ nào từ đó có những giải pháp và lộ trình, cách thức đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phù hợp,...
Phát biểu tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, chúng ta cần một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và tiên tiến. Do vậy bà đưa ra 5 nhóm giải pháp: Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục và nâng cao chất lượng tuyển sinh vào ngành sư phạm. Sắp xếp lại hệ thống các trường đại học sư phạm.
Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông; sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp cho giáo viên. Cuối cùng là xây dựng và ban hành Luật nhà giáo và nghề dạy học, đặc biệt là xác lập chuẩn mực pháp lý về phẩm chất, năng lực của nhà giáo và người quản lý nhà trường./.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, các giáo sư: Phan Huy Lê, Hồ Ngọc Đại, Phạm Minh Hạc, Hoàng Xuân Sính, Chu Hảo, Nguyễn Đình Chú, Lê Hải Châu…
Với gần 20 báo cáo, kiến nghị của các nhà giáo, các nhà khoa học, giới trí thức Thủ đô đem đến hội thảo nhằm làm sáng tỏ 4 vấn đề lớn: Chương trình, sách, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp; Hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu nguồn nhân lực; Chế độ đối với đội ngũ giáo viên hiện nay; Đầu tư và hiệu quả.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã chỉ rõ những yếu kém tồn tại lâu nay chưa được khắc phục; đồng thời cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, với mong muốn chấn hưng lại sự nghiệp giáo dục mà lâu nay xã hội cho rằng đã lạc hậu cần phải đổi mới.
Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người. Muốn dạy làm người hiệu quả cần phải có nội dung và cách dạy phù hợp. Hiện nay, nền giáo dục của chúng ta không chỉ lạc hậu mà còn nhiều hạn chế thiên về dạy kiến thức, nhẹ về giáo dục bồi dưỡng nhân cách...
Theo Giáo sư Chu Hảo để “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam” cần phải có cuộc Tổng điều tra giáo dục ở quy mô quốc gia. Có như vậy, mới biết được hiện chúng ta đang yếu kém nhất khâu nào và yếu kém đến mức độ nào từ đó có những giải pháp và lộ trình, cách thức đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phù hợp,...
Phát biểu tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, chúng ta cần một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và tiên tiến. Do vậy bà đưa ra 5 nhóm giải pháp: Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục và nâng cao chất lượng tuyển sinh vào ngành sư phạm. Sắp xếp lại hệ thống các trường đại học sư phạm.
Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông; sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp cho giáo viên. Cuối cùng là xây dựng và ban hành Luật nhà giáo và nghề dạy học, đặc biệt là xác lập chuẩn mực pháp lý về phẩm chất, năng lực của nhà giáo và người quản lý nhà trường./.
Phương Anh (TTXVN)