Iran lên án nghị quyết của IAEA về yêu cầu tiếp cận các cơ sở hạt nhân

Tehran cho rằng nghị quyết mới đây của IAEA có sự tác động từ một số nước, trong đó có Mỹ, nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng mới trong quan hệ hợp tác giữa Iran và IAEA.
Iran lên án nghị quyết của IAEA về yêu cầu tiếp cận các cơ sở hạt nhân ảnh 1Một cơ sở hạt nhân ở miền Nam Iran. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 19/6, Bộ Ngoại giao Iran đã lên án nghị quyết của Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) trong đó yêu cầu Tehran cho phép các thanh sát viên IAEA tiếp cận 2 cơ sở hạt nhân.

Trong một tuyên bố, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi đã bác bỏ "giải pháp chính trị và phi kỹ thuật" của IAEA, đồng thời khẳng định Tehran đang hợp tác với cơ quan này ở mức độ cao nhất.

Ông Mousavi nhấn mạnh việc IAEA thông qua nghị quyết này là một động thái hoàn toàn không mang tính xây dựng và đáng thất vọng.

Theo ông Mousavi, nghị quyết của IAEA có sự tác động từ một số nước, trong đó có Mỹ, nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng mới trong quan hệ hợp tác giữa Iran và IAEA. 

Cùng ngày, đại diện thường trực của Iran tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo), ông Gharib Abadi đã chỉ trích việc IAEA thông qua nghị quyết chống lại Tehran. 

Trong một tuyên bố, ông Abadi nhấn mạnh Iran sẽ không trao quyền tiếp cận cho IAEA dựa trên những luận điệu bịa đặt và vô căn cứ hoặc buộc Iran từ bỏ các lập trường mang tính nguyên tắc…Theo ông Abadi, Iran lấy làm tiếc về nghị quyết của IAEA và sẽ đưa ra hành động đáp trả thích đáng.

Trước đó, Hội đồng Thống đốc gồm 35 thành viên của IAEA đã thông qua nghị quyết kêu gọi Tehran hợp tác đầy đủ với cơ quan này và cho phép các thanh sát viên tiếp cận 2 cơ sở hạt nhân của Iran. Đây là nghị quyết đầu tiên của IAEA liên quan chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo kể từ năm 2012.

Trong một động thái khác, Anh, Pháp và Đức tuyên bố sẽ không ủng hộ những nỗ lực của Mỹ nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc nhằm vào Iran. 

Các ngoại trưởng Anh, Pháp, Đức tin rằng bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm tái áp đặt các lệnh trừng phạt đều sẽ gây ra những hậu quả bất lợi nghiêm trọng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thởi ảnh hưởng đến nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tòa nhà bị phá hủy do xung đột tại Dải Gaza. (Ảnh: THX/TTXVN)

Israel tiến hành các hoạt động trên bộ ở Gaza

Quân đội Israel phát động “các hoạt động trên bộ có mục tiêu” ở Gaza, đồng thời đưa ra “cảnh báo cuối” đối với cư dân ở Gaza liên quan đến việc trả tự do cho các con tin và loại bỏ Hamas.

Người phụ nữ khóc thương người thân thiệt mạng sau vụ pháo kích của Israel tại thành phố Gaza ngày 14/3/2025. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quốc tế lên án các vụ tấn công mới vào Gaza

Cộng đồng quốc tế ên tiếng bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới tại Gaza, đồng thời cho rằng tiếp tục sử dụng vũ lực sẽ chỉ làm trầm trọng thêm nỗi đau khổ của người Palestine.

Con tàu bị lực lượng Houthi tấn công trên Biển Đỏ. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Houthi tuyên bố tiếp tục không kích tàu chiến Mỹ

Houthi xác nhận trong đợt trả đũa mới nhất, phong trào này sử dụng tên lửa và máy bay không người lái tấn công tàu USS Harry S. Truman trong vụ tấn công nhằm vào hạm đội của Mỹ ở phía Bắc Biển Đỏ.