Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu gen Hoa Đại Thâm Quyến, Trung Quốc và Trung tâm khoa học công nghệ King Abdulaziz của Arập Xêút (KACST) vừa phác họa thành công bản đồ gen lạc đà Arập.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học hoàn thành giải mã gen lạc đà Arập.
Các nhà khoa học cho biết, lạc đà Arập thuộc chủng gia súc đầu tiên được xác định trình tự gen tại Arập Xêút.
Kết quả nghiên cứu này khiến cho lạc đà Arập trở thành một trong số ít động vật có vú được phân tích và xác định trình tự hệ gen hoàn chỉnh.
Nghiên cứu phát hiện hệ gen của lạc đà có khoảng 1 tỷ Nucleotide, số lượng này tương tự như ở các động vật có vú khác đặc biệt là ở loài bò.
Điều đặc biệt là lạc đà và người có khoảng 57% gen tương đồng. Phát hiện này trùng lặp với những phát hiện trên động vật có vú khác đã được xác định trình tự gen.
Kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng giúp cải tiến gen lạc đà và phòng chống các loại bệnh tật liên quan.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ đi sâu nghiên cứu trên lạc đà, đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các động vật khác có điều kiện sống khắc nghiệt hơn./.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học hoàn thành giải mã gen lạc đà Arập.
Các nhà khoa học cho biết, lạc đà Arập thuộc chủng gia súc đầu tiên được xác định trình tự gen tại Arập Xêút.
Kết quả nghiên cứu này khiến cho lạc đà Arập trở thành một trong số ít động vật có vú được phân tích và xác định trình tự hệ gen hoàn chỉnh.
Nghiên cứu phát hiện hệ gen của lạc đà có khoảng 1 tỷ Nucleotide, số lượng này tương tự như ở các động vật có vú khác đặc biệt là ở loài bò.
Điều đặc biệt là lạc đà và người có khoảng 57% gen tương đồng. Phát hiện này trùng lặp với những phát hiện trên động vật có vú khác đã được xác định trình tự gen.
Kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng giúp cải tiến gen lạc đà và phòng chống các loại bệnh tật liên quan.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ đi sâu nghiên cứu trên lạc đà, đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các động vật khác có điều kiện sống khắc nghiệt hơn./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)