Ngày 2/7, tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình – Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua việc xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 12 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhân dịp này, Trung tâm sàng lọc chuẩn đoán trước sinh và sơ sinh Đồng bằng sông Cửu Long cũng ra mắt.
Đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua việc xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ được Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình triển khai thực hiện trong 3 năm (2013–2015).
Đề án sẽ triển khai tại 12 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (trừ tỉnh Long An) với tổng kinh phí đầu tư hơn 55 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn đầu tư của thành phố Cần Thơ là hơn 28,5 tỷ đồng và ngân sách Trung ương hơn 26,4 tỷ đồng.
Theo kết quả Tổng điều tra Dân số năm 2009, có đến 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng từ 1,5 đến 2% và có xu hướng tăng do chưa được phát hiện và điều trị sớm.
Đề án kỳ vọng sẽ xây dựng, mở rộng hệ thống sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại 12 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, các tiến bộ kỹ thuật của y học hiện đại sẽ được áp dụng để phát hiện sớm và ngăn ngừa một số bệnh di truyền, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có tỷ lệ mắc mới và lưu hành cao trong cộng đồng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản cộng đồng và chất lượng giống nòi.
Theo Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, đến năm 2015, Đề án sẽ đảm bảo cho 100% cán bộ y tế tham gia chương trình có kỹ năng tuyên truyền, tư vấn và sàng lọc trước sinh; 80% bà mẹ được tư vấn sàng lọc trước sinh khi đến khám thai tại các điểm.
Đặc biệt, Đề án sẽ đảm bảo đến năm 2015 có 15% thai phụ trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được sàng lọc trước sinh để tầm soát được các bệnh, tật như hội chứng Down và một số trường hợp lệch bội nhiễm sắc thể, các khuyết tật của ống thần kinh, bệnh Thalassemia và 30% số trẻ được sinh ra ở 12 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long được sàng lọc sơ sinh.
Tại hội nghị này, Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình cũng đã tổ chức ra mắt Trung tâm sàng lọc chuẩn đoán trước sinh và sơ sinh Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm này được đặt tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Dự kiến, Trung tâm sẽ là nơi quản lý chất lượng các biện pháp sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh ở tất cả các tuyến; quản lý kết quả sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, sơ sinh để phục vụ công tác nghiên cứu, hồi cứu, chuẩn hóa các ngưỡng đánh giá; tổ chức các chương trình tập huấn quốc gia và quốc tế về các chuyên đề liên quan đến sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh./.
Nhân dịp này, Trung tâm sàng lọc chuẩn đoán trước sinh và sơ sinh Đồng bằng sông Cửu Long cũng ra mắt.
Đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua việc xây dựng và mở rộng hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ được Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình triển khai thực hiện trong 3 năm (2013–2015).
Đề án sẽ triển khai tại 12 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (trừ tỉnh Long An) với tổng kinh phí đầu tư hơn 55 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn đầu tư của thành phố Cần Thơ là hơn 28,5 tỷ đồng và ngân sách Trung ương hơn 26,4 tỷ đồng.
Theo kết quả Tổng điều tra Dân số năm 2009, có đến 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng từ 1,5 đến 2% và có xu hướng tăng do chưa được phát hiện và điều trị sớm.
Đề án kỳ vọng sẽ xây dựng, mở rộng hệ thống sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại 12 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, các tiến bộ kỹ thuật của y học hiện đại sẽ được áp dụng để phát hiện sớm và ngăn ngừa một số bệnh di truyền, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh có tỷ lệ mắc mới và lưu hành cao trong cộng đồng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản cộng đồng và chất lượng giống nòi.
Theo Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, đến năm 2015, Đề án sẽ đảm bảo cho 100% cán bộ y tế tham gia chương trình có kỹ năng tuyên truyền, tư vấn và sàng lọc trước sinh; 80% bà mẹ được tư vấn sàng lọc trước sinh khi đến khám thai tại các điểm.
Đặc biệt, Đề án sẽ đảm bảo đến năm 2015 có 15% thai phụ trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được sàng lọc trước sinh để tầm soát được các bệnh, tật như hội chứng Down và một số trường hợp lệch bội nhiễm sắc thể, các khuyết tật của ống thần kinh, bệnh Thalassemia và 30% số trẻ được sinh ra ở 12 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long được sàng lọc sơ sinh.
Tại hội nghị này, Tổng Cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình cũng đã tổ chức ra mắt Trung tâm sàng lọc chuẩn đoán trước sinh và sơ sinh Đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm này được đặt tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ.
Dự kiến, Trung tâm sẽ là nơi quản lý chất lượng các biện pháp sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh ở tất cả các tuyến; quản lý kết quả sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, sơ sinh để phục vụ công tác nghiên cứu, hồi cứu, chuẩn hóa các ngưỡng đánh giá; tổ chức các chương trình tập huấn quốc gia và quốc tế về các chuyên đề liên quan đến sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh./.
Thanh Sang (TTXVN)