Mặc dù ngày mai 14/4 là hạn chót để các sở giáo dục và đào tạo báo cáo về tình hình bạo lực học đường nhưng đến hôm nay, 13/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhận được báo cáo của hai tỉnh là Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng nay, ngày 13/4, Bộ đã có công văn nhắc nhở các sở nhanh chóng hoàn thiện và nộp báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu.
Trước đó, ngày 29/3, Bộ yêu cầu các sở nộp báo cáo về tình trạng bạo lực học đường của địa phương mình trước ngày 15/4 với các thông tin cụ thể như số lượng các vụ bạo lực, đánh nhau do học sinh địa phương gây ra trong năm học 2009-2010 (tính từ tháng 9/2010 đến nay), diễn biến sự việc, hình thức xử lý…
Bộ cũng yêu cầu các sở tự đánh giá về tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực của học sinh đồng thời đề xuất các giải pháp, sáng kiến để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và xử lý hiệu quả các vi phạm.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, ngay sau khi có số liệu thống kê, Bộ sẽ có hội nghị liên tịch với ngành công an và các ngành liên quan để đánh giá lại thực trạng bạo lực học đường và kiến nghị các giải pháp ngăn ngừa.
Thời gian gần đây, các vụ bạo lực học đường thường xuyên xảy ra như việc nữ sinh trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông (Hà Nội) đánh bạn ngoài công viên, học sinh Trường Trung học cơ sở Lê Lai (Thành phố Hồ Chí Minh) bị bạn đánh ngất, học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Mỹ Đức Tây (tỉnh Tiền Giang) đâm chết bạn trong trường học… Những sự việc này đã khiến dư luận xã hội xôn xao và không khỏi lo ngại về vấn đề an ninh trường học và đạo đức học sinh./.
Sáng nay, ngày 13/4, Bộ đã có công văn nhắc nhở các sở nhanh chóng hoàn thiện và nộp báo cáo đúng thời hạn theo yêu cầu.
Trước đó, ngày 29/3, Bộ yêu cầu các sở nộp báo cáo về tình trạng bạo lực học đường của địa phương mình trước ngày 15/4 với các thông tin cụ thể như số lượng các vụ bạo lực, đánh nhau do học sinh địa phương gây ra trong năm học 2009-2010 (tính từ tháng 9/2010 đến nay), diễn biến sự việc, hình thức xử lý…
Bộ cũng yêu cầu các sở tự đánh giá về tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực của học sinh đồng thời đề xuất các giải pháp, sáng kiến để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và xử lý hiệu quả các vi phạm.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, ngay sau khi có số liệu thống kê, Bộ sẽ có hội nghị liên tịch với ngành công an và các ngành liên quan để đánh giá lại thực trạng bạo lực học đường và kiến nghị các giải pháp ngăn ngừa.
Thời gian gần đây, các vụ bạo lực học đường thường xuyên xảy ra như việc nữ sinh trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông (Hà Nội) đánh bạn ngoài công viên, học sinh Trường Trung học cơ sở Lê Lai (Thành phố Hồ Chí Minh) bị bạn đánh ngất, học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Mỹ Đức Tây (tỉnh Tiền Giang) đâm chết bạn trong trường học… Những sự việc này đã khiến dư luận xã hội xôn xao và không khỏi lo ngại về vấn đề an ninh trường học và đạo đức học sinh./.
Phạm Mai (Vietnam+)