Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) ngày 20/6 tuyên bố sẽ tiếp tục bảo vệ mức trần tỷ giá giữa đồng franc Thụy Sĩ và đồng euro, cho dù chính sách này có thể làm gia tăng những rủi ro nếu các quỹ đầu tư vẫn đổ tiền vào đồng franc làm nơi trú ẩn an toàn.
Bên cạnh đó, SNB cũng thông báo vẫn giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục với lãi suất Libor thời hạn ba tháng là 0,0-0,25%. Theo SNB, nếu đồng franc Thụy Sĩ mạnh lên sẽ làm xói mòn sự ổn định giá cả và sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Thụy Sĩ.
Ngân hàng Thụy Sĩ đã áp dụng mức trần tỷ giá 1,2 franc/euro từ tháng 9/2011. Những lo ngại về sự mất giá trị đồng euro cùng với những mối lo về mức nợ gia tăng của Mỹ đã đẩy giới đầu tư tìm đến đồng franc.
Nền kinh tế Thụy Sĩ là điểm sáng hiếm hoi trên bản đồ châu Âu và việc đồng franc mạnh lên gây đau đầu cho các nhà xuất khẩu.
Các số liệu chính thức được công bố ngày 20/5 cho thấy xuất khẩu của Thụy Sĩ đã giảm 0,9% xuống 17,4 tỷ franc trong tháng 5/2013 trước nhu cầu yếu đi ở các nước trong Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại chính của Thụy Sĩ.
Thời gian gần đây, đồng franc giảm giá trước triển vọng sáng sủa hơn của đồng tiền chung châu Âu, dẫn đến những lời kêu gọi ngân hàng trung ương Thụy Sĩ dỡ bỏ mức trần tỷ giá.
Tuy nhiên, SNB cho rằng với tỷ giá 1,26 franc/euro (trong phiên giao dịch ngày 20/5 là 1,23 franc/euro) thì đồng franc vẫn cao. SNB khẳng định quyết tâm giữ ổn định đồng nội tệ và nếu cần thiết sẽ mua ngoại tệ với số lượng không giới hạn.
Cũng trong ngày 20/5, SNB dự đoán trong năm nay tăng trưởng kinh tế của Thụy Sĩ sẽ vào khoảng 1-1,5%, còn tỷ lệ lạm phát là âm 0,3%. SNB cho rằng Thụy Sĩ cũng đang phải đối mặt với những rủi ro mất cân đối gia tăng trên các thị trường thế chấp và bất động sản.
Trước đó, nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng Nouriel Roubini đã cảnh báo SNB có thể phải đối mặt với bong bóng tài sản nếu giá các tài sản như trái phiếu chính phủ sụt giảm mạnh.
Kể từ khi áp dụng mức trần tỷ giá 1,2 franc/euro, SNB nhanh chóng gây dựng một quỹ dự trữ ngoại hối khổng lồ, đã tăng gần gấp đôi trong hai năm qua, lên 434 tỷ franc (465 tỷ USD) vào tháng 4/2013.
Một tỷ lệ lớn trong quỹ dự trữ này được đổ vào trái phiếu chính phủ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để giúp SNB thành công trong việc giữ giá trị của đồng franc không tăng cao./.
Bên cạnh đó, SNB cũng thông báo vẫn giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục với lãi suất Libor thời hạn ba tháng là 0,0-0,25%. Theo SNB, nếu đồng franc Thụy Sĩ mạnh lên sẽ làm xói mòn sự ổn định giá cả và sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Thụy Sĩ.
Ngân hàng Thụy Sĩ đã áp dụng mức trần tỷ giá 1,2 franc/euro từ tháng 9/2011. Những lo ngại về sự mất giá trị đồng euro cùng với những mối lo về mức nợ gia tăng của Mỹ đã đẩy giới đầu tư tìm đến đồng franc.
Nền kinh tế Thụy Sĩ là điểm sáng hiếm hoi trên bản đồ châu Âu và việc đồng franc mạnh lên gây đau đầu cho các nhà xuất khẩu.
Các số liệu chính thức được công bố ngày 20/5 cho thấy xuất khẩu của Thụy Sĩ đã giảm 0,9% xuống 17,4 tỷ franc trong tháng 5/2013 trước nhu cầu yếu đi ở các nước trong Liên minh châu Âu (EU) - đối tác thương mại chính của Thụy Sĩ.
Thời gian gần đây, đồng franc giảm giá trước triển vọng sáng sủa hơn của đồng tiền chung châu Âu, dẫn đến những lời kêu gọi ngân hàng trung ương Thụy Sĩ dỡ bỏ mức trần tỷ giá.
Tuy nhiên, SNB cho rằng với tỷ giá 1,26 franc/euro (trong phiên giao dịch ngày 20/5 là 1,23 franc/euro) thì đồng franc vẫn cao. SNB khẳng định quyết tâm giữ ổn định đồng nội tệ và nếu cần thiết sẽ mua ngoại tệ với số lượng không giới hạn.
Cũng trong ngày 20/5, SNB dự đoán trong năm nay tăng trưởng kinh tế của Thụy Sĩ sẽ vào khoảng 1-1,5%, còn tỷ lệ lạm phát là âm 0,3%. SNB cho rằng Thụy Sĩ cũng đang phải đối mặt với những rủi ro mất cân đối gia tăng trên các thị trường thế chấp và bất động sản.
Trước đó, nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng Nouriel Roubini đã cảnh báo SNB có thể phải đối mặt với bong bóng tài sản nếu giá các tài sản như trái phiếu chính phủ sụt giảm mạnh.
Kể từ khi áp dụng mức trần tỷ giá 1,2 franc/euro, SNB nhanh chóng gây dựng một quỹ dự trữ ngoại hối khổng lồ, đã tăng gần gấp đôi trong hai năm qua, lên 434 tỷ franc (465 tỷ USD) vào tháng 4/2013.
Một tỷ lệ lớn trong quỹ dự trữ này được đổ vào trái phiếu chính phủ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để giúp SNB thành công trong việc giữ giá trị của đồng franc không tăng cao./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)