Ngành công nghiệp xe ôtô tại Mỹ và châu Âu đang có dấu hiệu hồi phục sau thời gian hoạt động rất khó khăn do bị tác động tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng tài chính và nợ nần.
Thị trường xe ôtô Mỹ trong tháng 7/2013 đã hồi phục bằng mức trước khủng hoảng, với doanh số bán xe của Mỹ đạt mức tốt nhất trong vòng bảy năm qua nhờ người tiêu dùng Mỹ đang được khuyến khích mua xe, khi lãi suất cho vay thấp và sự phát triển mạnh trong lĩnh vực khai thác dầu khí đá phiến.
Đây được coi là sự chuyển biến ấn tượng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vốn đã đẩy hai công ty General Motors (GM) và Chrysler vào tình cảnh phá sản và buộc ngành công nghiệp ôtô Mỹ phải tái cơ cấu.
Hồi tháng Bảy, GM và Ford đã thông báo kết quả hoạt động tốt hơn so với dự kiến, trong khi Chrysler cho hay lợi nhuận của công ty mẹ Fiat đã tăng lên.
Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cũng đã “xoay xở” tốt tại thị trường Mỹ. Nhờ đồng yen mất giá, Toyota nâng dự báo hoạt động sản xuất và kinh doanh cả năm bất chấp sự sụt giảm trong doanh số bán hàng toàn cầu. Trong khi Nissan vẫn khẳng định mục tiêu đề ra về sản xuất kinh doanh mặc dù số lượng xe đăng ký giảm mạnh.
Đầu tháng này, BMW cho biết các thị trường xe hơi châu Âu vẫn yếu và xu hướng cạnh tranh gia tăng sẽ tiếp tục là những thách thức đối với ngành ôtô trong nửa cuối năm nay.
Châu Âu đang trải qua những ngày tháng “tốt đẹp hơn," mặc dù châu lục bị nợ nần này đã tái cơ cấu ngành ôtô một cách chậm chạp vì lo ngại việc đóng cửa các nhà máy sẽ làm tăng số người thất nghiệp.
Trong tháng Bảy, số ôtô đăng ký mới ở Đức tăng hơn 2%, trong khi con số này của Tây Ban Nha tăng gần 15%. Sự cải thiện này cũng một phần nhờ sự hỗ trợ tài chính của chính phủ nhằm giúp người dân thay thế chiếc xe cũ bằng xe ôtô mới.
Tuy vậy, không ít doanh nghiệp ôtô của châu Âu tập trung vào các thị trường quốc tế và đang làm ăn khấm khá, như Renault của Pháp, Daimler, BMW và Volkswagen của Đức đều thông báo các kết quả kinh doanh tốt trong quý 2/2013.
Công ty dự báo thị trường ôtô của IHS Automotive cho biết, họ không kỳ vọng thị trường ôtô Pháp trở lại bằng mức trước khủng hoảng cho đến năm 2017, và dự báo doanh số bán ôtô ở Tây Ban Nha và Italy vẫn ở mức rất thấp. Các nhà phân tích và nhà sản xuất xe dự đoán trong năm 2013 sụt giảm 5% trên thị trường châu Âu.
Hy vọng cũng đang được đặt nhiều vào các nền kinh tế mới nổi, nhất là Trung Quốc - thị trường ôtô lớn nhất thế giới và hiện đang bị các hãng sản xuất xe ôtô của Mỹ, Đức và Nhật Bản chi phối. Trong nửa đầu năm nay, doanh số bán tại Trung Quốc đã tăng 12,3% lên 10.78 triệu xe.
Trong vài năm tới, Nga có thể sẽ vượt Đức để trở thành thị trường ôtô lớn nhất châu Âu. Doanh số bán ôtô ở Nga đạt con số cao kỷ lục 2,9 triệu xe trong năm 2012. Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB) cho biết doanh số bán xe trong tháng Bảy của Nga đã giảm 8 % so với một năm trước đó, nhưng dự kiến thị trường này sẽ ổn định trong những tháng tới. Nissan là một trong các nhà sản xuất mở rộng địa bàn tại Nga, với ông Carlos Ghosn - giám đốc điều hành của Nissan - cho rằng thị trường ôtô Nga sẽ “cất cánh” trong dài hạn.
Công ty tư vấn kinh doanh AlixPartners dự báo khoảng 2,6 triệu chiếc xe sẽ được bán tại thị trường Ấn Độ vào năm 2018, so với 1,9 triệu trong năm 2012-2013./.
Thị trường xe ôtô Mỹ trong tháng 7/2013 đã hồi phục bằng mức trước khủng hoảng, với doanh số bán xe của Mỹ đạt mức tốt nhất trong vòng bảy năm qua nhờ người tiêu dùng Mỹ đang được khuyến khích mua xe, khi lãi suất cho vay thấp và sự phát triển mạnh trong lĩnh vực khai thác dầu khí đá phiến.
Đây được coi là sự chuyển biến ấn tượng nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vốn đã đẩy hai công ty General Motors (GM) và Chrysler vào tình cảnh phá sản và buộc ngành công nghiệp ôtô Mỹ phải tái cơ cấu.
Hồi tháng Bảy, GM và Ford đã thông báo kết quả hoạt động tốt hơn so với dự kiến, trong khi Chrysler cho hay lợi nhuận của công ty mẹ Fiat đã tăng lên.
Các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản cũng đã “xoay xở” tốt tại thị trường Mỹ. Nhờ đồng yen mất giá, Toyota nâng dự báo hoạt động sản xuất và kinh doanh cả năm bất chấp sự sụt giảm trong doanh số bán hàng toàn cầu. Trong khi Nissan vẫn khẳng định mục tiêu đề ra về sản xuất kinh doanh mặc dù số lượng xe đăng ký giảm mạnh.
Đầu tháng này, BMW cho biết các thị trường xe hơi châu Âu vẫn yếu và xu hướng cạnh tranh gia tăng sẽ tiếp tục là những thách thức đối với ngành ôtô trong nửa cuối năm nay.
Châu Âu đang trải qua những ngày tháng “tốt đẹp hơn," mặc dù châu lục bị nợ nần này đã tái cơ cấu ngành ôtô một cách chậm chạp vì lo ngại việc đóng cửa các nhà máy sẽ làm tăng số người thất nghiệp.
Trong tháng Bảy, số ôtô đăng ký mới ở Đức tăng hơn 2%, trong khi con số này của Tây Ban Nha tăng gần 15%. Sự cải thiện này cũng một phần nhờ sự hỗ trợ tài chính của chính phủ nhằm giúp người dân thay thế chiếc xe cũ bằng xe ôtô mới.
Tuy vậy, không ít doanh nghiệp ôtô của châu Âu tập trung vào các thị trường quốc tế và đang làm ăn khấm khá, như Renault của Pháp, Daimler, BMW và Volkswagen của Đức đều thông báo các kết quả kinh doanh tốt trong quý 2/2013.
Công ty dự báo thị trường ôtô của IHS Automotive cho biết, họ không kỳ vọng thị trường ôtô Pháp trở lại bằng mức trước khủng hoảng cho đến năm 2017, và dự báo doanh số bán ôtô ở Tây Ban Nha và Italy vẫn ở mức rất thấp. Các nhà phân tích và nhà sản xuất xe dự đoán trong năm 2013 sụt giảm 5% trên thị trường châu Âu.
Hy vọng cũng đang được đặt nhiều vào các nền kinh tế mới nổi, nhất là Trung Quốc - thị trường ôtô lớn nhất thế giới và hiện đang bị các hãng sản xuất xe ôtô của Mỹ, Đức và Nhật Bản chi phối. Trong nửa đầu năm nay, doanh số bán tại Trung Quốc đã tăng 12,3% lên 10.78 triệu xe.
Trong vài năm tới, Nga có thể sẽ vượt Đức để trở thành thị trường ôtô lớn nhất châu Âu. Doanh số bán ôtô ở Nga đạt con số cao kỷ lục 2,9 triệu xe trong năm 2012. Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (AEB) cho biết doanh số bán xe trong tháng Bảy của Nga đã giảm 8 % so với một năm trước đó, nhưng dự kiến thị trường này sẽ ổn định trong những tháng tới. Nissan là một trong các nhà sản xuất mở rộng địa bàn tại Nga, với ông Carlos Ghosn - giám đốc điều hành của Nissan - cho rằng thị trường ôtô Nga sẽ “cất cánh” trong dài hạn.
Công ty tư vấn kinh doanh AlixPartners dự báo khoảng 2,6 triệu chiếc xe sẽ được bán tại thị trường Ấn Độ vào năm 2018, so với 1,9 triệu trong năm 2012-2013./.
H.H (TTXVN)