Ngày 18/6, khoảng 50.000 người biểu tình Brazil đã quay trở lại thành phố Sao Paulo, trung tâm kinh tế của nước này, để phản đối tình trạng lãng phí, tham nhũng và lệ phí giao thông công cộng tăng cao.
Cùng ngày, hưởng ứng lời kêu gọi đăng trên các phương tiện truyền thông, hàng nghìn thanh niên Brazil cũng đã tụ tập bên ngoài thánh đường Se, một di tích lịch sử của thành phố Sao Paulo, trong ngày thứ hai liên tiếp để phản đối chi tiêu của chính phủ.
Trước đó một ngày, hơn 250.000 người, chủ yếu là thanh niên, đã xuống đường tại các thành phố lớn trong làn sóng biểu tình lớn nhất ở Brazil trong 20 năm qua để phản đối việc chính phủ tiêu tốn 15 tỷ USD cho giải đấu Confederations Cup đang diễn ra và giải World Cup 2014 vào năm tới. Những người biểu tình cho rằng khoản chi tiêu lãng phí này làm ảnh hưởng đến ngân sách đầu tư cho y tế và giáo dục.
Ngoài ra, những người biểu tình cũng phản đối việc tăng phí giao thông công cộng từ 1,5 lên 1,6 USD, trong khi thu nhập hàng tháng tối thiểu của người dân chỉ được khoảng 339 USD.
Lo ngại làn sóng biểu tình tiếp tục lan rộng, một vài thành phố của Brazil, trong đó có Porto Alegre và Recife, đã bắt đầu giảm giá vé giao thông công cộng. Trong khi đó, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff khẳng định sẽ lắng nghe tiếng nói của người biểu tình, đồng thời cam kết thực hiện các cải cách xã hội.
Phát biểu trước báo giới tại dinh Tổng thống, bà Rousseff cho rằng việc lắng nghe ý kiến của người dân là rất cần thiết nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của chính phủ, nhất là trong các chương trình cải cách kinh tế-xã hội. Bà cũng cho biết đã có cuộc thảo luận với cựu Tổng thống Lula da Silva và Thị trưởng thành phố Sao Paulo Fernando Haddad về vấn đề này.
Tại cuộc gặp, Thị trưởng Haddad bày tỏ quan điểm cần tập trung vào việc giảm lệ phí giao thông. Trước cuộc gặp này, ông Haddad đã đồng ý sẽ thảo luận về đề nghị giảm phí giao thông sau khi gặp đại diện Phong trào Free Pass, bên đưa ra yêu cầu miễn phí giao thông công cộng.
Làn sóng biểu tình bùng phát tại nhiều thành phố của Brazil trong tuần qua cho thấy tình trạng bất ổn đang gia tăng tại quốc gia Nam Mỹ này trong bối cảnh lạm phát và tội phạm có chiều hướng gia tăng.
Biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố đã khiến giao thông hỗn loạn và dẫn tới một số cuộc đụng độ với cảnh sát khiến hơn 100 người bị thương và gần 200 người bị bắt giữ. Cảnh sát Brazil đã sử dụng nhiều biện pháp mạnh như bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán những người biểu tình./.
Cùng ngày, hưởng ứng lời kêu gọi đăng trên các phương tiện truyền thông, hàng nghìn thanh niên Brazil cũng đã tụ tập bên ngoài thánh đường Se, một di tích lịch sử của thành phố Sao Paulo, trong ngày thứ hai liên tiếp để phản đối chi tiêu của chính phủ.
Trước đó một ngày, hơn 250.000 người, chủ yếu là thanh niên, đã xuống đường tại các thành phố lớn trong làn sóng biểu tình lớn nhất ở Brazil trong 20 năm qua để phản đối việc chính phủ tiêu tốn 15 tỷ USD cho giải đấu Confederations Cup đang diễn ra và giải World Cup 2014 vào năm tới. Những người biểu tình cho rằng khoản chi tiêu lãng phí này làm ảnh hưởng đến ngân sách đầu tư cho y tế và giáo dục.
Ngoài ra, những người biểu tình cũng phản đối việc tăng phí giao thông công cộng từ 1,5 lên 1,6 USD, trong khi thu nhập hàng tháng tối thiểu của người dân chỉ được khoảng 339 USD.
Lo ngại làn sóng biểu tình tiếp tục lan rộng, một vài thành phố của Brazil, trong đó có Porto Alegre và Recife, đã bắt đầu giảm giá vé giao thông công cộng. Trong khi đó, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff khẳng định sẽ lắng nghe tiếng nói của người biểu tình, đồng thời cam kết thực hiện các cải cách xã hội.
Phát biểu trước báo giới tại dinh Tổng thống, bà Rousseff cho rằng việc lắng nghe ý kiến của người dân là rất cần thiết nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động của chính phủ, nhất là trong các chương trình cải cách kinh tế-xã hội. Bà cũng cho biết đã có cuộc thảo luận với cựu Tổng thống Lula da Silva và Thị trưởng thành phố Sao Paulo Fernando Haddad về vấn đề này.
Tại cuộc gặp, Thị trưởng Haddad bày tỏ quan điểm cần tập trung vào việc giảm lệ phí giao thông. Trước cuộc gặp này, ông Haddad đã đồng ý sẽ thảo luận về đề nghị giảm phí giao thông sau khi gặp đại diện Phong trào Free Pass, bên đưa ra yêu cầu miễn phí giao thông công cộng.
Làn sóng biểu tình bùng phát tại nhiều thành phố của Brazil trong tuần qua cho thấy tình trạng bất ổn đang gia tăng tại quốc gia Nam Mỹ này trong bối cảnh lạm phát và tội phạm có chiều hướng gia tăng.
Biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố đã khiến giao thông hỗn loạn và dẫn tới một số cuộc đụng độ với cảnh sát khiến hơn 100 người bị thương và gần 200 người bị bắt giữ. Cảnh sát Brazil đã sử dụng nhiều biện pháp mạnh như bắn đạn cao su và hơi cay để giải tán những người biểu tình./.
(TTXVN)