Nhằm thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp, Hội Liên hiệp phụ nữ Cà Mau đang vận động người dân thực hiện chương trình làm phân compost từ rác hữu cơ.
Cà Mau là một trong những tỉnh đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ thực hiện việc tạo phân compost từ rác hữu cơ.
Bà Huỳnh Kim Duyên, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh, người đã thử nghiệm mô hình tạo phân hữu cơ tại nhà và đang tuyên truyền rộng rãi đến với người dân cho biết, bà được cử đi tham quan mô hình này ở Malaysia, rồi về học hỏi mô hình ủ phân compost ở các tỉnh miền Trung, sau đó bà đã làm ra phân compost từ rác thải hữu cơ. Bà Duyên đã dùng phân này bón cho rau, cây hoa trong nhà, rau và cây rất xanh tốt.
Mô hình làm phân compost từ rác thải hữu cơ có tác dụng lớn đối với môi trường, với nhận thức của người dân và với vấn đề kinh tế.
Để làm phân compost, trước tiên phải có dụng cụ chứa rác hữu cơ như thùng gỗ, thùng xốp, hoặc thùng nhựa lớn đục nhiều lỗ nhỏ xung quanh để có không khí, có hai cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài. Rác hữu cơ bỏ vào trong thùng là các loại thức ăn thừa, phần bỏ đi của rau, củ quả, lá cây, cỏ…
Hàng ngày người dân có thể bỏ các loại rác hữu cơ vào thùng, nếu trong thùng khô quá thì cho thêm một ít nước để tăng độ ẩm. Rác hữu cơ sẽ được phân hủy và xẹp dần xuống, sau 60 ngày, rác sẽ phân hủy thành phân compost có độ mịn, tơi xốp, màu đen không mùi. Phân này đem bón cho cây, hoa, rau màu vô cùng tốt, rau xanh mướt, hoa nở to đẹp, cây mau lớn, cho nhiều trái.
Vừa qua, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ kinh phí mở các lớp tập huấn và 100 thùng composit (thùng nhựa có thể tích 140 lít), mỗi thùng sau khi khoan lỗ và làm cửa có giá 300.000 đồng. Mỗi người dân đăng ký thực hiện làm phân compost từ rác hữu cơ sẽ đóng 60.000 đồng để nhận thùng làm phân.
Theo bà Kim Duyên, người dân đóng số tiền này để họ coi thùng ủ phân là tự họ mua và có trách nhiệm thực hiện việc làm phân hữu cơ hơn. Số tiền người dân đóng được làm kinh phí để mua thêm thùng cho khác hộ khác, từ 100 thùng ban đầu, nhờ cách làm này mà hội cung cấp 124 thùng nhựa cho người dân làm phân compost.
Chương trình ủ phân compost từ rác hữu cơ được thí điểm từ tháng 6/2010, sau khi tạo ra phân compost sử dụng để bón cho cây, rau màu có hiệu quả thì bắt đầu tập huấn và áp dụng thực hiện rộng rãi từ tháng 12/2010.
Hiện nay một số hộ đã thu được phân compost, chủ yếu dùng để bón cây trong gia đình, ban đầu có kết quả tốt, người dân đang rất phấn khởi với sản phẩm do mình làm ra và hiệu quả do loại phân bón này mang lại.
Bà Duyên cho biết, phân compost không gây ra mùi hôi thối, ô nhiễm, nếu thùng ủ phân có mùi thì có thể dùng cỏ, lá cây hay giấy báo đậy lên trên bề mặt rác sẽ làm giảm mùi, rồi tiếp tục cho rác hữu cơ vào thùng.
Hội đang chờ kết quả đồng loạt từ các vùng thực hiện chương trình này và sẽ tiếp tục mở rộng mô hình làm phân compost ở nhiều nơi trong toàn tỉnh với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan trong tỉnh và những dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ./.
Cà Mau là một trong những tỉnh đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ thực hiện việc tạo phân compost từ rác hữu cơ.
Bà Huỳnh Kim Duyên, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh, người đã thử nghiệm mô hình tạo phân hữu cơ tại nhà và đang tuyên truyền rộng rãi đến với người dân cho biết, bà được cử đi tham quan mô hình này ở Malaysia, rồi về học hỏi mô hình ủ phân compost ở các tỉnh miền Trung, sau đó bà đã làm ra phân compost từ rác thải hữu cơ. Bà Duyên đã dùng phân này bón cho rau, cây hoa trong nhà, rau và cây rất xanh tốt.
Mô hình làm phân compost từ rác thải hữu cơ có tác dụng lớn đối với môi trường, với nhận thức của người dân và với vấn đề kinh tế.
Để làm phân compost, trước tiên phải có dụng cụ chứa rác hữu cơ như thùng gỗ, thùng xốp, hoặc thùng nhựa lớn đục nhiều lỗ nhỏ xung quanh để có không khí, có hai cửa phía dưới để lấy phân thành phẩm ra ngoài. Rác hữu cơ bỏ vào trong thùng là các loại thức ăn thừa, phần bỏ đi của rau, củ quả, lá cây, cỏ…
Hàng ngày người dân có thể bỏ các loại rác hữu cơ vào thùng, nếu trong thùng khô quá thì cho thêm một ít nước để tăng độ ẩm. Rác hữu cơ sẽ được phân hủy và xẹp dần xuống, sau 60 ngày, rác sẽ phân hủy thành phân compost có độ mịn, tơi xốp, màu đen không mùi. Phân này đem bón cho cây, hoa, rau màu vô cùng tốt, rau xanh mướt, hoa nở to đẹp, cây mau lớn, cho nhiều trái.
Vừa qua, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Cà Mau đã hỗ trợ kinh phí mở các lớp tập huấn và 100 thùng composit (thùng nhựa có thể tích 140 lít), mỗi thùng sau khi khoan lỗ và làm cửa có giá 300.000 đồng. Mỗi người dân đăng ký thực hiện làm phân compost từ rác hữu cơ sẽ đóng 60.000 đồng để nhận thùng làm phân.
Theo bà Kim Duyên, người dân đóng số tiền này để họ coi thùng ủ phân là tự họ mua và có trách nhiệm thực hiện việc làm phân hữu cơ hơn. Số tiền người dân đóng được làm kinh phí để mua thêm thùng cho khác hộ khác, từ 100 thùng ban đầu, nhờ cách làm này mà hội cung cấp 124 thùng nhựa cho người dân làm phân compost.
Chương trình ủ phân compost từ rác hữu cơ được thí điểm từ tháng 6/2010, sau khi tạo ra phân compost sử dụng để bón cho cây, rau màu có hiệu quả thì bắt đầu tập huấn và áp dụng thực hiện rộng rãi từ tháng 12/2010.
Hiện nay một số hộ đã thu được phân compost, chủ yếu dùng để bón cây trong gia đình, ban đầu có kết quả tốt, người dân đang rất phấn khởi với sản phẩm do mình làm ra và hiệu quả do loại phân bón này mang lại.
Bà Duyên cho biết, phân compost không gây ra mùi hôi thối, ô nhiễm, nếu thùng ủ phân có mùi thì có thể dùng cỏ, lá cây hay giấy báo đậy lên trên bề mặt rác sẽ làm giảm mùi, rồi tiếp tục cho rác hữu cơ vào thùng.
Hội đang chờ kết quả đồng loạt từ các vùng thực hiện chương trình này và sẽ tiếp tục mở rộng mô hình làm phân compost ở nhiều nơi trong toàn tỉnh với nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan trong tỉnh và những dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ./.
Nguyễn Xuân Dự (TTXVN/Vietnam+)