Một nghiên cứu đang được tiến hành về tác động của phóng xạ đối với người dân ở tỉnh Fukushima sau sự cố hạt nhân xác nhận có 12 bệnh nhi được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, tăng so với con số ba bệnh nhi theo một báo cáo hồi tháng 2/2013, trong khi 15 em nhỏ khác bị nghi ngờ ung thư, tăng so với 7 ca trước đó.
Theo nguồn tin thân cận, những con số này thu được từ khoảng 174.000 người tuổi dưới 18 với kết quả kiểm tra ban đầu đối với tuyến giáp.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Fukushima, đơn vị phụ trách chính cuộc nghiên cứu này, cho biết họ không tin các ca bệnh gần đây có liên quan đến cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Họ cho rằng các ca ung thư tuyến giáp không được tìm thấy trong số những em bé bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 cho đến 4-5 năm sau.
Việc rà soát tuyến giáp tập trung vào 360.000 người dưới 18 tuổi ở tình này vào thời điểm xảy ra sự cố rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty điện lực Tokyo do thảm họa kép hồi tháng 3/2011.
Bước đầu, các nhà khoa học sẽ kiểm tra kích cỡ của các bướu và các triệu chứng khác và phân loại các trường hợp thành bốn nhóm để đưa vào cuộc kiểm tra tiếp theo.
Trong tài khóa 2011, sau khi xác nhận kết quả kiểm tra từ khoảng 40.000 em nhỏ, tỉnh Fukushima đã chuyển 205 em sang xét nghiệm lần hai. Trong số 205 em này, bảy em được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp, bốn em thuộc diện nghi ngờ, và một ca khác đã tiến hành phẫu thuật nhưng khối u được xác định lành tính.
Sang tài khóa 2012, trong số khoảng 134.000 em nhỏ có kết quả rà soát ban đầu, nhà chức trách tỉnh đã chuyển 935 em sang xét nghiệm lần hai. Trong số này có 5 em được xác định là mắc ung thư tuyến giáp trong khi 11 ca khác thuộc diện theo dõi.
Trong sự cố Chernobyl, ung thư tuyến giáp được cho là xảy ra đối với hơn 6.000 em nhỏ. Ủy ban Khoa học Liên hợp quốc (UNSC) xác định nguyên nhân là do nhiều em nhỏ trong số này đã sử dụng sữa nhiễm iốt phóng xạ ngay sau khi xảy ra sự cố hạt nhân.
Tháng trước, các nhà khoa học Liên hợp quốc tham gia đánh giá tác động của khủng hoảng hạt nhân Fukushima cho biết liều phóng xạ đối với người dân trong vùng thấp hơn nhiều so với Chernobyl và họ không cho rằng sẽ làm gia tăng các ca ung thư ở khu vực này trong tương lai.
Trong số các em nhỏ từ 10-14 tuổi ở Nhật Bản, tỷ lệ ung thư tuyến giáp xảy ra với tỷ lệ 1-2 ca bệnh trên 1 triệu em.
Một quan chức y tế cấp sở thuộc Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết: “Điều tra của Fukushima chỉ kiểm tra nnhững người không có triệu chứng trên diện rộng và rất khó để đánh giá vì không có dữ kiện để so sánh. Chúng tôi cần xem xét cẩn thận điều này.”
Vị quan chức này cũng xem nhẹ những tác động của cuộc khủng hoảng hạt nhân, đồng thời cho biết có khả năng chính quyền Fukushima đã có thể phát hiện các ca ung thư sớm./.
Theo nguồn tin thân cận, những con số này thu được từ khoảng 174.000 người tuổi dưới 18 với kết quả kiểm tra ban đầu đối với tuyến giáp.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y Fukushima, đơn vị phụ trách chính cuộc nghiên cứu này, cho biết họ không tin các ca bệnh gần đây có liên quan đến cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Họ cho rằng các ca ung thư tuyến giáp không được tìm thấy trong số những em bé bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986 cho đến 4-5 năm sau.
Việc rà soát tuyến giáp tập trung vào 360.000 người dưới 18 tuổi ở tình này vào thời điểm xảy ra sự cố rò rỉ phóng xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty điện lực Tokyo do thảm họa kép hồi tháng 3/2011.
Bước đầu, các nhà khoa học sẽ kiểm tra kích cỡ của các bướu và các triệu chứng khác và phân loại các trường hợp thành bốn nhóm để đưa vào cuộc kiểm tra tiếp theo.
Trong tài khóa 2011, sau khi xác nhận kết quả kiểm tra từ khoảng 40.000 em nhỏ, tỉnh Fukushima đã chuyển 205 em sang xét nghiệm lần hai. Trong số 205 em này, bảy em được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp, bốn em thuộc diện nghi ngờ, và một ca khác đã tiến hành phẫu thuật nhưng khối u được xác định lành tính.
Sang tài khóa 2012, trong số khoảng 134.000 em nhỏ có kết quả rà soát ban đầu, nhà chức trách tỉnh đã chuyển 935 em sang xét nghiệm lần hai. Trong số này có 5 em được xác định là mắc ung thư tuyến giáp trong khi 11 ca khác thuộc diện theo dõi.
Trong sự cố Chernobyl, ung thư tuyến giáp được cho là xảy ra đối với hơn 6.000 em nhỏ. Ủy ban Khoa học Liên hợp quốc (UNSC) xác định nguyên nhân là do nhiều em nhỏ trong số này đã sử dụng sữa nhiễm iốt phóng xạ ngay sau khi xảy ra sự cố hạt nhân.
Tháng trước, các nhà khoa học Liên hợp quốc tham gia đánh giá tác động của khủng hoảng hạt nhân Fukushima cho biết liều phóng xạ đối với người dân trong vùng thấp hơn nhiều so với Chernobyl và họ không cho rằng sẽ làm gia tăng các ca ung thư ở khu vực này trong tương lai.
Trong số các em nhỏ từ 10-14 tuổi ở Nhật Bản, tỷ lệ ung thư tuyến giáp xảy ra với tỷ lệ 1-2 ca bệnh trên 1 triệu em.
Một quan chức y tế cấp sở thuộc Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết: “Điều tra của Fukushima chỉ kiểm tra nnhững người không có triệu chứng trên diện rộng và rất khó để đánh giá vì không có dữ kiện để so sánh. Chúng tôi cần xem xét cẩn thận điều này.”
Vị quan chức này cũng xem nhẹ những tác động của cuộc khủng hoảng hạt nhân, đồng thời cho biết có khả năng chính quyền Fukushima đã có thể phát hiện các ca ung thư sớm./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)