Soi ma trận đề thi THPT quốc gia môn Khoa học Xã hội qua các năm

Sáng nay, hàng trăm nghìn thí sinh cả nước đã hoàn tất bài thi Khoa học Xã hội, bài thi cuối cùng của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019.
Thí sinh dự thi Trung học phổ thông quốc gia. (Ảnh: PM/Vietnam+)
Thí sinh dự thi Trung học phổ thông quốc gia. (Ảnh: PM/Vietnam+)

Các giáo viên Hệ thống giáo dục Hocmai đã có phân tích về ma trận đề thi của từng môn thành phần của bài thi Khoa học Xã hội năm 2019, đồng thời so sánh với kết cấu đề của năm 2017 và 2018. Theo các giáo viên, việc phân tích ma trận các đề thi nhằm giúp thí sinh có hình dung rõ hơn về đề thi năm nay so với các năm trước, đồng thời có thể dự báo phổ điểm. Đây cũng là kênh tham khảo hữu ích cho các thí sinh sẽ tham gia kỳ thi này vào các năm tiếp theo.

Bài thi Khoa học Xã hội gồm ba môn độc lập: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Đề thi gồm bốn mức độ câu hỏi: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Nhận xét tổng quan về đề thi năm nay, các giáo viên cho biết ở cả ba môn đều tập trung vào nội dung kiến thức lớp 12 (chiếm 90% tổng số câu hỏi), 10% số câu hỏi trong đề thuộc phần kiến thức lớp 11. So với năm 2018, đề thi đã giảm số lượng câu hỏi vận dụng cao nhưng vẫn có tính phân loại thí sinh.

Dưới đây là phân tích của các giáo viên ở từng môn:

Môn Địa lý (phân tích trên mã đề 315)

Với môn Địa lý, đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi mới lạ hoặc các câu hỏi gây nhiễu với học sinh. Chuyên đề thực hành địa lý vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong đề thi (15 câu) như thông lệ hàng năm. Quan sát bảng phân tích ma trận đề thi năm 2019 dưới đây:



Cấp độ câu hỏi


Lớp

Chuyên đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

12
(có 5 chuyên đề)

1. Địa lí tự nhiên

2

2

0

0

4

2. Địa lý dân cư

0

1

1

0

2

3. Địa lý các ngành kinh tế

0

0

3

4

7

4. Địa lý các vùng kinh tế

2

3

5

0

10

5. Thực hành kĩ năng địa lý

8

3

2

2

15

11
(có 1 chuyên đề)

Địa lí khu vực và quốc gia

0

1

1

0

2


Tổng số câu

12

10

12

6

40


Tỉ lệ (%)

30%

25%

30%

15%

100%

So với năm 2018, các câu hỏi vận dụng cao giảm hẳn so với đề thi năm 2018 cả về mức độ khó và số lượng câu hỏi (từ 12 câu xuống còn 6 câu). Số lượng các câu hỏi thông hiểu và vận dụng có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2018.

Cụ thể có thể xem bảng so sánh ma trận đề thi qua các năm dưới đây:


Cấp độ câu hỏi

Năm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Đề thi năm 2017

14

10

12

4

Đề thi năm 2018

12

8

8

12

Đề thi năm 2019

12

10

12

6

Soi ma trận đề thi THPT quốc gia môn Khoa học Xã hội qua các năm ảnh 1Sự thay đổi cơ cấu đề thi môn Địa lý qua các năm

Môn Giáo dục công dân (phân tích trên mã đề 308)

So với đề thi năm 2018, đề thi năm 2019 giảm về độ khó. Điều này được thể hiện ở số câu hỏi vận dụng cao giảm so với đề thi năm 2018 (từ 12 câu xuống 8 câu), tăng số câu hỏi ở mức độ thông hiểu. Số lượng câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu tương đương đề thi năm 2018. Có thể thấy rõ qua bảng so sánh dưới đây:


Cấp độ câu hỏi

Năm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Đề thi năm 2017

16

8

12

4

Đề thi năm 2018

16

4

8

12

Đề thi năm 2019

16

8

8

8

Mặc dù giảm số lượng câu hỏi vận dụng cao nhưng mức độ khó của các câu hỏi này vẫn giữ nguyên, thậm chí dữ liệu được đưa trong câu hỏi có khả năng gây nhiễu cho học sinh tương đối tốt (ví dụ câu 112 về quyền khiếu nại, tố cáo, 113 hỏi về các quyền tự do cơ bản của công dân, câu 114 hỏi về quyền khiếu nại tố cáo). Đặc biệt, câu 115, thông tin đưa ra một vấn đề nhưng vấn đề được hỏi lại xoay quanh một vấn đề khác nên học sinh cần phải hết sức lưu ý trong việc  kết nối và xử lý vấn đề để lựa chọn đáp án đúng.  

Soi ma trận đề thi THPT quốc gia môn Khoa học Xã hội qua các năm ảnh 2Cơ cấu đề thi môn Giáo dục công dân qua các năm

Môn Giáo dục công dân là môn học có sự gắn kết chặt chẽ với cuộc sống vì xoay quanh mối quan hệ công dân với nhà nước, pháp luật. Đề thi môn Giáo dục công dân cũng thể hiện rất rõ ràng mối quan hệ đó từ câu 105 trở đi là các câu hỏi lồng ghép các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên, đề thi năm nay không xuất hiện các câu hỏi mang tính thời sự như đề thi năm 2018.

Môn Lịch sử (phân tích trên mã đề 315)

Đề thi năm 2019 không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc các sự kiện, mốc thời gian, hay nhân vật lịch sử mà thiên về khả năng đánh giá, phân tích hay khái quát vấn đề. Đề thi cũng xuất hiện các câu hỏi có sự liên kết giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, đặc biệt đề thi xuất hiện nhiều câu hỏi so sánh (6 câu).

Soi ma trận đề thi THPT quốc gia môn Khoa học Xã hội qua các năm ảnh 3Thí sinh tỏ ra khá thoải mái khi hoàn thành bài thi Khoa học Xã hội sáng nay. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phần lịch sử thế giới có 12 câu hỏi (30%) bao gồm cả chương trình lớp 11 và lớp 12. Kiến thức trải đều các nội dung của lớp 12 và chuyên đề Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1917-1921 của lớp 11. Chuyên đề tập trung nhiều câu hỏi nhất là chuyên đề Các nước Á, Phi, Mỹ Latinh từ 1945 – 2000.

[Thi THPT Quốc gia 2019: Hàng loạt điều chỉnh siết khâu chấm thi]

Phần lịch sử Việt Nam có 28 câu hỏi (70%) có 3 câu thuộc chương trình lớp 11. Cũng như mọi năm, các câu hỏi vận dụng cao chủ yếu thuộc phần Lịch sử Việt Nam. Để xử lý các câu hỏi này, học sinh cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa, đồng thời cần có cái nhìn tổng quát, xuyên suốt các giai đoạn lịch sử theo chiều thời gian và mối quan hệ không gian (Lịch sử Việt Nam và thế giới) mới có thể giải quyết được những câu hỏi dạng này (ví dụ câu 29, 26, câu 36). Có thể thấy rõ sự phân bổ các câu hỏi ở từng chuyên đề qua bảng phân tích ma trận đề thi năm 2019 dưới đây:



Cấp độ câu hỏi


Lớp

Chuyên đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu

12
(có 11 chuyên đề)

Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

0

1

0

1

2

Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 -1991), Liên bang Nga (1991 -2000)

1

0

0

0

1

Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh (1945 – 2000)

1

2

1

0

4

Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)

1

1

0

0

2

Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)

0

0

1

0

1

Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa

0

1

0

0


Việt Nam từ năm 1919 - 1930

3

1

2

0

6

Việt Nam từ năm 1930 - 1945

2

1

2

2

7

Việt Nam từ năm 1945- 1954

1

1

0

1


Việt Nam từ năm 1954 - 1975

3

2

0

2


Việt Nam từ năm 1975 - 2000

2

0

0

0


11
(có 2 chuyên đề)

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa XH ở Liên Xô từ năm 1917-1945

1

0

0

0

1

Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

0

1

1

1

3


Tổng số câu

15

11

7

7

27


Tỉ lệ (%)

56%

41%

26%

26%

100%

Nhìn chung, mặc dù đề thi Lịch sử năm 2019 có xu hướng giảm số lượng câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, từ 12 câu (năm 2018) xuống còn 8 câu, nhưng độ khó của các câu hỏi này lại có xu hướng nhỉnh hơn. Đặc biệt, sự xuất hiện nhiều dạng câu hỏi so sánh cũng như các câu hỏi có mối quan hệ liên chuyên đề khiến cho đề thi đảm bảo được mức độ phân hóa ở mức tương đối tốt./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục