Sáng nay, ngày 18/1/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ khởi động các trung tâm ngoại ngữ khu vực. Các trung tâm này sẽ được đặt tại Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ chính của các Trung tâm ngoại ngữ khu vực là đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy và học, xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ tại cơ sở để bảo đảm chuẩn năng lực tiếng Anh cho giáo viên và sinh viên.
Cụ thể, các trung tâm sẽ tổ chức nghiên cứu khoa học về xây dựng chương trình, giáo trình, nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về khảo thí, tham gia tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ cho giáo viên và sinh viên theo khung năng lực ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Trung tâm cũng là đầu mối thu hút nguồn lực quốc tế phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ cho khu vực.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, tùy theo điều kiện và năng lực, Bộ có thể hình thành thêm các trung tâm khác.
Việc hình thành Trung tâm ngoại ngữ khu vực nằm trong quá trình triển khai thực hiện Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020. Trong số đó, việc tập trung xây dựng các trung tâm có đội ngũ giảng viên có trình độ cao và có nguồn lực sẽ làm nòng cốt hỗ trợ cho việc phát triển các trung tâm ở các vùng kinh tế khác.
Cũng nằm trong mục tiêu thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổ chức ELC về việc đưa giáo viên bản ngữ tình nguyện dạy tiếng Anh vào dạy tại các trường của Việt Nam.
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 do Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam…/.
Nhiệm vụ chính của các Trung tâm ngoại ngữ khu vực là đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy và học, xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ tại cơ sở để bảo đảm chuẩn năng lực tiếng Anh cho giáo viên và sinh viên.
Cụ thể, các trung tâm sẽ tổ chức nghiên cứu khoa học về xây dựng chương trình, giáo trình, nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về khảo thí, tham gia tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ cho giáo viên và sinh viên theo khung năng lực ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Trung tâm cũng là đầu mối thu hút nguồn lực quốc tế phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ cho khu vực.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, tùy theo điều kiện và năng lực, Bộ có thể hình thành thêm các trung tâm khác.
Việc hình thành Trung tâm ngoại ngữ khu vực nằm trong quá trình triển khai thực hiện Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020. Trong số đó, việc tập trung xây dựng các trung tâm có đội ngũ giảng viên có trình độ cao và có nguồn lực sẽ làm nòng cốt hỗ trợ cho việc phát triển các trung tâm ở các vùng kinh tế khác.
Cũng nằm trong mục tiêu thực hiện Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổ chức ELC về việc đưa giáo viên bản ngữ tình nguyện dạy tiếng Anh vào dạy tại các trường của Việt Nam.
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 do Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam…/.
Phạm Mai (Vietnam+)