Thừa Thiên-Huế: Nạn khai thác cát trái phép trên sông Bồ đã tạm lắng

Mặc dù đã tạm lắng, người dân phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà vẫn luôn cảnh giác với những đối tượng "cát tặc" có thể quay trở lại, bởi đây được xem là mỏ cát có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
Thừa Thiên-Huế: Nạn khai thác cát trái phép trên sông Bồ đã tạm lắng ảnh 1Người dân làm cây cầu tre bắc qua một nhánh sông Bồ nối từ cánh đồng sản xuất sang khu vực Cồn Nổi đã phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn các tàu hút cát trộm ở khu vực này. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Từ cuối tháng 4 đến nay, trước những nỗ lực của người dân và sự vào cuộc của chính quyền địa phương, tình trạng khai thác cát trên sông Bồ, đoạn chảy qua địa bàn tổ dân phố Thanh Lương 2, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã tạm lắng xuống.

Tuy nhiên, người dân vẫn luôn cảnh giác với những đối tượng "cát tặc" có thể quay trở lại, bởi đây được xem là mỏ cát có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.

Hậu quả của tình trạng hút cát trộm trên sông Bồ ở khu vực Cồn Nổi thời gian qua khiến một nhánh của sông Bồ đã "ngoạm" sâu vào đất canh tác của người dân tổ dân phố Thanh Lương 2, ước tính khoảng 30ha đất; đồng thời mở rộng khu vực dòng chảy của sông Bồ đi qua khu vực này.

[Thừa Thiên-Huế: Sông Bồ, sông Hương kêu cứu vì nạn hút cát trộm]

Theo ông Nguyễn Thanh Thưng, ở tổ dân phố Thanh Lương 2, từ khi người dân địa phương cùng chính quyền phường Hương Xuân thả những bè tre lớn làm vật cản ra bờ sông và làm cầu tre bắc qua một nhánh sông Bồ nối từ cánh đồng sản xuất sang khu vực Cồn Nổi, các tàu hút cát trộm đã không còn đến khai thác rầm rộ như trước nữa.

Dù vậy, người dân vẫn không chủ quan với các đối tượng "cát tặc," luôn đề cao cảnh giác vừa để bảo vệ diện tích đất sản xuất còn lại, vừa giữ nguồn tài nguyên của Nhà nước.

Trước đó, theo người dân địa phương, tình trạng khai thác cát ở khu vực này diễn ra phức tạp, kéo dài từ tháng 2-4/2020. Các đối tượng "cát tặc" thường lợi dụng trời tối đưa tàu khai thác cát lớn vào để hút trộm, với hàng chục chuyến mỗi đêm.

Người dân ở đây phải kéo điện thắp sáng cả đêm và thay phiên nhau ra trông giữ khu vực này. Va chạm giữa người dân và các đối tượng hút cát trộm cũng đã xảy ra.

Theo quan sát của phóng viên, lòng sông sau khi bị các đối tượng khai thác cát trái phép "rút ruột" có độ sâu từ 6-7m dẫn tới khu vực đất ven bờ sông vẫn chưa ổn định, khả năng sạt lở lấn sâu vào diện tích đất sản xuất vẫn có thể tiếp tục xảy ra, gây nguy hiểm cho người dân trong quá trình canh tác.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Hương Trà Nguyễn Thị Thu Hương cho biết thời gian tới, thị xã sẽ tiến hành kiểm tra lại những vị trí sạt lở để có rào chắn, cắm tiêu báo để người dân biết khu vực nguy hiểm; tiến hành xây dựng phương án làm kè chắn để đầu tư khẩn cấp cho đoạn sạt lở này.

Bên cạnh đó, lực lượng Công an và cơ quan chức năng liên ngành của thị xã cũng tăng cường tuần tra, kiểm tra để ngăn chặn, xử lý các đối tượng khai thác cát trái phép trên địa bàn. Hiện nay, trên địa phận thị xã Hương Trà không có đơn vị nào được cấp phép khai thác cát.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ cũng vừa có công văn chỉ đạo khẩn trương xử lý tình trạng sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua địa bàn thị xã Hương Trà.

Công văn yêu cầu Ủy ban Nhân dân thị xã Hương Trà chỉ đạo các địa phương tiếp tục cử lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, có chế tài xử phạt nghiêm các hành vi khai thác cát, sỏi trái phép; có biện pháp bố trí tiêu vè, rào chắn, biển báo tại các đoạn bị sạt lở nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông qua khu vực này.

Địa phương xử lý khẩn cấp điểm sạt lở nặng đoạn qua tổ dân phố Thanh Lương 2 với chiều dài khoảng 500m; có kế hoạch di dời, sơ tán các hộ dân sinh sống ở ven sông trong khu vực sạt lở trong mùa mưa bão./.

Người dân làm các bãi tre ở dưới lòng sông Bồ để ngăn chặn các tàu hút cát trái phép gây sạt lở. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Người dân làm các bãi tre ở dưới lòng sông Bồ để ngăn chặn các tàu hút cát trái phép gây sạt lở. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
 Người dân làm cây cầu tre bắc qua một nhánh sông Bồ nối từ cánh đồng sản xuất sang khu vực Cồn Nổi đã phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn các tàu hút cát trộm ở khu vực này. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Người dân làm cây cầu tre bắc qua một nhánh sông Bồ nối từ cánh đồng sản xuất sang khu vực Cồn Nổi đã phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn các tàu hút cát trộm ở khu vực này. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
 Người dân làm các bãi tre ở dưới lòng sông Bồ để ngăn chặn các tàu hút cát trái phép gây sạt lở. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Người dân làm các bãi tre ở dưới lòng sông Bồ để ngăn chặn các tàu hút cát trái phép gây sạt lở. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
 Tình trạng sạt lở trên sông Bồ đoạn qua khu vực Cồn Nổi do nạn “cát tặc” làm mất hàng chục ha đất sản xuất của người dân. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Tình trạng sạt lở trên sông Bồ đoạn qua khu vực Cồn Nổi do nạn “cát tặc” làm mất hàng chục ha đất sản xuất của người dân. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
 Tình trạng sạt lở trên sông Bồ đoạn qua khu vực Cồn Nổi do nạn “cát tặc” làm mất hàng chục ha đất sản xuất của người dân. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Tình trạng sạt lở trên sông Bồ đoạn qua khu vực Cồn Nổi do nạn “cát tặc” làm mất hàng chục ha đất sản xuất của người dân. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Tình trạng sạt lở trên sông Bồ đoạn qua khu vực Cồn Nổi do nạn “cát tặc” làm mất hàng chục ha đất sản xuất của người dân. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Tình trạng sạt lở trên sông Bồ đoạn qua khu vực Cồn Nổi do nạn “cát tặc” làm mất hàng chục ha đất sản xuất của người dân. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Tình trạng sạt lở trên sông Bồ đoạn qua khu vực Cồn Nổi do nạn “cát tặc” làm mất hàng chục ha đất sản xuất của người dân. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Tình trạng sạt lở trên sông Bồ đoạn qua khu vực Cồn Nổi do nạn “cát tặc” làm mất hàng chục ha đất sản xuất của người dân. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục