Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 trên người

Công ty Clover cho biết quá trình thử nghiệm với sự tham gia của khoảng 150 người lớn cho ra dữ liệu an toàn ban đầu cũng như nghiên cứu vắcxin kết hợp với tá dược của công ty Dynavax.
Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 trên người ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 19/6, Clover Biopharmaceuticals - công ty công nghệ sinh học của Trung Quốc, thông báo đang tiến hành giai đoạn thử nghiệm ban đầu trên người một loại vắcxin có khả năng phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Theo công ty Clover, loại vắcxin này sử dụng kết hợp với vắcxin bổ sung của công ty dược phẩm Anh GlaxoSmithKline (GSK).

Công ty Clover cho biết quá trình thử nghiệm với sự tham gia của khoảng 150 người lớn cho ra dữ liệu an toàn ban đầu cũng như nghiên cứu vắcxin kết hợp với tá dược của công ty Dynavax.

Dự kiến, loại vắcxin này sẽ ra mắt vào tháng Tám tới.

[Kết quả thử nghiệm vắcxin của Trung Quốc cho kết quả khả quan]

Trước đó, tại Trung Quốc, Biotec - công ty con của Tập đoàn dược phẩm Sinopharm, ngày 16/6 cho biết vắcxin do công ty này điều chế và thử nghiệm phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã tạo ra kháng thể ở những người tham gia thử nghiệm lâm sàng. 

Vắcxin trên do một viện nghiên cứu có trụ sở tại thành phố Vũ Hán (Wuhan), thuộc tỉnh Hồ Bắc liên kết với Tập đoàn Sinopharm, điều chế.

Kết quả sơ bộ cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vắcxin này ở 1.120 người khỏe mạnh cho thấy tất cả những người được tiêm đều tạo ra kháng thể ở mức cao và không có tác dụng phụ.

CNBG cho biết công ty có kế hoạch tiến hành giai đoạn 3 thử nghiệm vắcxin trên ở người với quy mô lớn tại nước ngoài./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.