Phó Chủ tịch Sơn La: "Khai thác cát trên sông Mã là vi phạm pháp luật"

Ông Bùi Đức Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La khẳng định, việc người dân địa phương tự ý khai thác cát trên thượng nguồn dòng sông Mã là việc làm trái pháp luật.
Phó Chủ tịch Sơn La: "Khai thác cát trên sông Mã là vi phạm pháp luật" ảnh 1Tình trạng khai thác cát diễn ra công khai giữa ban ngày trên dòng sông Mã. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

"Việc khai thác cát trên dòng sông Mã thuộc địa bàn huyện Sông Mã quản lý chủ yếu là người dân địa phương tự ý khai thác. Chúng tôi cho rằng đây là việc làm trái pháp luật. Trong luật Khoáng sản 2010 cũng không có quy định, điều luật nào cấp phép cho một hộ dân có thể khai thác khoáng sản. Chính vì thế, vừa rồi tỉnh Sơn La đã thành lập tổ liên ngành đi kiểm tra, cấm khai thác.

Tuy nhiên, sau khi tổ công tác rút, tình trạng khai thác cát trái phép đâu lại vào đấy. Nói thực là mình cũng không thể đứng đó mà canh được."

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La Bùi Đức Hải đã khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VietnamPlus về tình trạng khai thác cát trái phép đã và đang diễn ra công khai, tấp nập trên thượng nguồn dòng sông Mã, thuộc địa phận huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

[Bất cập trong quản lý khai thác cát trên thượng nguồn sông Mã]<

“Đã cấm hai lần, nhưng người dân vẫn khai thác”

- Theo nguồn tin phản ánh, thời gian qua trên địa bàn huyện Sông Mã đã xảy ra tình trạng khai thác cát trái phép, băm nát dòng sông. Cho đến nay, tình trạng này đã được tỉnh Sơn La xử lý thế nào, thưa ông?

Phó Chủ tịch Bùi Đức Hải:
Thực ra tỉnh Sơn La cũng đã có chủ trương xử lý việc khai thác cát trên dòng sông Mã. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang làm. Việc khai thác cát trên khu vực sông Mã chủ yếu là dân địa phương sở tại họ khai thác tự do.

Chúng tôi cũng xác định việc khai thác này là trái pháp luật. Trong Luật Khoáng sản 2010 không có quy định, điều luật nào cấp phép cho một hộ dân có thể khai thác khoáng sản. Chính vì thế, vừa rồi tỉnh Sơn La cũng đã thành lập tổ liên ngành đi kiểm tra, đình chỉ khai thác, nhờ đó giá cát tại Sơn La tăng vọt kinh khủng.

Trong việc này, quan điểm của tỉnh Sơn La là bà con muốn khai thác thì phải có tổ chức, ít ra là thành lập Hợp tác xã mới cấp phép được. Tuy nhiên, việc cấp phép cũng phải theo đúng quy định pháp luật là phải làm đảm bảo đầy đủ tất cả thủ tục và có công nghệ khai thác mới cấp phép khai thác được, vì bản chất của cát sông Mã là cát trôi, không có mỏ cố định.

Nói là vậy, nhưng cát trôi cũng là tài nguyên, là tài sản của quốc gia nên phải được quản lý theo quy định của pháp luật. Thế nên, tỉnh Sơn La hiện nay đã làm xong các bước tổ chức, “gom” các hộ dân vào thành Hợp tác xã, một số doanh nghiệp hiện nay cũng đã đăng ký, tuy nhiên, tỉnh vẫn đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp các hồ sơ đăng ký việc thăm dò khai thác cát.

Sau khi tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thì tỉnh mới làm “động tác” lựa chọn các đơn vị, doanh nghiệp có năng lực khai thác. Tuy nhiên, trong chủ trương lựa chọn đơn vị có năng lực, thì doanh nghiệp cũng phải “hợp tác” với người dân sở tại, vì chính người dân sở tại mới giữ được an ninh trật tự, và đất của họ thường gắn liền với sông.

[Photo] Nhức nhối nạn “cát tặc” công khai “rút ruột” dòng sông Mã

- Tuy nhiên, trong quá trình đang chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép, tình trạng khai thác cát tự do, trái phép vẫn diễn ra rầm rộ và công khai giữa ban ngày. Việc này tỉnh Sơn La xử lý thế nào?

Phó Chủ tịch Bùi Đức Hải: Thời gian qua tỉnh Sơn La cũng đã cho dừng khai thác hai lần rồi, thậm chí là cho các tổ liên ngành đi phá khóa, máy của các hộ dân khai thác trái phép, không cho họ khai thác, nhưng cuối cùng đâu lại vào đấy, không thể kiểm soát được. Mình cũng không thể đứng đó để canh được.

Tức là, ở đây có tình trạng rất nhiều hộ tham gia khai thác. Chính vì vậy, tỉnh Sơn La mới muốn “gom” tất cả các hộ dân lại thành các Hợp tác xã (mỗi Hợp tác xã khoảng 20-30 hộ dân), hoặc thành lập thành một doanh nghiệp…có thế mới đảm bảo việc khai thác đảm bảo môi trường, đảm bảo được việc khai thác, chứ không thì không thể kiểm soát được, gây lãng phí tài nguyên và hụt thu ngân sách.

Phó Chủ tịch Sơn La: "Khai thác cát trên sông Mã là vi phạm pháp luật" ảnh 2Ông Bùi Đức Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La khẳng định, việc người dân địa phương tự ý khai thác cát trên thượng nguồn dòng sông Mã là việc làm trái pháp luật. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Nói tỉnh Sơn La "bó tay" cũng đúng!

- Như ông nói thì trong thời gian vừa qua, tỉnh Sơn La cũng đã làm rất quyết liệt trong khi chờ cấp phép, tuy nhiên thời điểm này nạn "cát tặc" công khai vẫn diễn ra nóng bỏng. Phải chăng tỉnh Sơn La đang “bó tay” khi xử lý việc này?

Phó Chủ tịch Bùi Đức Hải: Hiện nay đúng là như thế. Tức là tỉnh vẫn cấm, khi tổ chức các đoàn đi kiểm tra, các hộ dân cũng có dừng khai thác, nhưng khi các tổ kiểm tra rút, thì họ lại mang tàu, thuyền ra khai thác. Vì thế, chúng tôi đang cố làm nhanh việc “gom” các hộ dân thành Hợp tác xã, tổ chức theo quy định của pháp luật, chứ không làm nhanh thì không thể kiểm soát và xử lý vi phạm được.

Tuy nhiên, giải pháp này đến nay vẫn còn chậm, vì khi bắt tay vào chỉ đạo, tỉnh Sơn La có làm công văn xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về chuyện khai thác cát trôi này có phân định cho tỉnh Sơn La được phép cấp phép thăm dò khai thác không? Riêng cái “công đoạn” này nó đã mất gần 2 tháng.

Hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra công khai tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra công khai tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
 Chỉ tính riêng một khúc sông Mã, khoảng 1km đã có tới gần 30 chiếc tàu khai thác cát không phép thi nhau “quần thảo” lòng sông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Chỉ tính riêng một khúc sông Mã, khoảng 1km đã có tới gần 30 chiếc tàu khai thác cát không phép thi nhau “quần thảo” lòng sông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Việc khai thác này diễn ra rầm rộ giữa ban ngày, với quy mô lớn, nhưng không hiểu vì lý do gì chính quyền vẫn mặc nhiên để cho hoạt động. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Việc khai thác này diễn ra rầm rộ giữa ban ngày, với quy mô lớn, nhưng không hiểu vì lý do gì chính quyền vẫn mặc nhiên để cho hoạt động. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hầu hết các chủ tàu, thuyền và lao động khai thác cát tại thượng nguồn sông Mã chưa đăng ký kinh doanh với nhà nước. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Hầu hết các chủ tàu, thuyền và lao động khai thác cát tại thượng nguồn sông Mã chưa đăng ký kinh doanh với nhà nước. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Cát sau khi được hút lên bãi sẽ được múc lên xe tải trọng lớn đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Cát sau khi được hút lên bãi sẽ được múc lên xe tải trọng lớn đưa đi tiêu thụ. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Khai thác cát gây sạt lở bờ sông Mã. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Khai thác cát gây sạt lở bờ sông Mã. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tài nguyên khoảng sản đang bị chiếm đoạt một cách trắng trợn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tài nguyên khoảng sản đang bị chiếm đoạt một cách trắng trợn. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Mỗi khi xe chở cát đi qua cuốn theo bụi bay mù mịt gây nguy hiểm, khó khăn cho người tham gia giao thông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Mỗi khi xe chở cát đi qua cuốn theo bụi bay mù mịt gây nguy hiểm, khó khăn cho người tham gia giao thông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời “cho phép tỉnh Sơn La được phép tổ chức thăm dò khai thác cát trôi” thì tỉnh đang lên kế hoạch thăm dò. Tuy nhiên, việc đánh giá trữ lượng cát trôi ở đây là rất khó và tốn nhiều thời gian. Đơn giản như thăm dò một mỏ đá, hiện nay để thăm dò đánh giá được trữ lượng phải mất một năm đến một năm rưỡi. Và, việc đánh giá trữ lượng cát trôi này cũng không ngoại lệ, thậm chí là khó hơn.

- Vậy, trong thời gian đang chờ cấp phép này, tỉnh Sơn La sẽ đưa ra những giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng hàng chục tàu, thuyền “cắm” sông để khai thác cát trái phép trên địa bàn các xã của huyện Sông Mã như thế nào?

Phó Chủ tịch Bùi Đức Hải: Hiện nay chúng tôi đang xin ý kiến của Ban thường vụ, chắc là vài tháng nữa sẽ lựa chọn được nhà thầu có năng lực, công nghệ khai thác cát. Nếu có quá nhiều nhà thầu thì sẽ phải tổ chức đấu thầu theo tiêu chí “quy tụ” được các hộ dân, chứ không giao đất../.

Xin cảm ơn ông!

Tình trạng “cát tặc” khai thác rầm rộ với quy mô lớn đã làm bờ sông Mã bị sạt lở nghiêm trọng. Thế nhưng, điều khó hiểu là cơ quan chức năng ở đây thay vì ra quân xử lý nghiêm việc khai thác cát không phép thì họ ngang nhiên thu thuế. Thực tế này khiến dư luận nghi ngờ cơ quan chức năng đang vô tình "tiếp tay" cho việc khai thác cát khi chưa được cấp phép.

Xin mời độc giả đón đọc bài tiếp theo Khai thác cát ở sông Mã: Biết là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thu thuế./.​

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục