Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông

Việc được công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu góp phần giúp Đắk Nông có thêm điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu địa phương.
Núi lửa Băng Mo, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. (Nguồn: TTXVN)
Núi lửa Băng Mo, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. (Nguồn: TTXVN)

Vừa qua, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris, Pháp, Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 209 đã thông qua Quyết định của Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu công nhận Công viên Địa chất Đắk Nông là công viên địa chất toàn cầu.

Như vậy, Công viên địa chất Đắk Nông đã có mặt trong hệ thống Công viên Địa chất toàn cầu của UNESCO. Các đặc trưng, điểm di sản, các tuyến du lịch sẽ được thế giới biết đến thông qua hệ thống thông tin mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN).

Với sự công nhận này, Công viên địa chất Đắk Nông trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ ba ở Việt Nam, sau Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Cho đến trước kỳ họp xét công nhận này, thế giới có tổng cộng 147 Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO ở 41 quốc gia.

Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Mai Phan Dũng, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

- Ông đánh giá như thế nào về quyết định của UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu cho Công viên địa chất Đắk Nông?

Ông Mai Phan Dũng: Trên cơ cơ sở đánh giá khoa học về các giá trị của hồ sơ đề cử, căn cứ theo các tiêu chí chặt chẽ của công viên địa chất toàn cầu, Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đã nhất trí khuyến nghị Hội đồng Chấp hành UNESCO thông qua việc đề cử Công viên Địa chất Đắk Nông gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu.

Với các danh hiệu UNESCO nói chung và với danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu nói riêng, mỗi khi có thêm một danh hiệu mới được ghi danh hay công nhận, kho tàng di sản của nhân loại lại được làm giàu thêm và lại thêm một di sản được vinh danh, được bảo tồn, phát huy giá trị.

[Công viên Địa chất Đắk Nông nhận danh hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu]

Công viên Địa chất toàn cầu là một trong những danh hiệu di sản cao quý và có ý nghĩa của UNESCO. Danh hiệu này vinh danh những giá trị về khoa học địa chất, địa mạo theo những tiêu chí khắt khe, qua đó đóng góp cho nghiên cứu khoa học về những biến đổi của vỏ trái đất, của hệ sinh thái, khí hậu…

Bên cạnh đó, danh hiệu này còn vinh danh vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, kỳ quan thiên nhiên, văn hóa và đa dạng về sinh học của địa phương. Mặt khác, đây còn là mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, hiện nay đang theo đuổi.

Thông qua việc tham gia mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, các quốc gia có cơ hội để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản địa chất; đồng thời thúc đẩy các hoạt động du lịch địa chất, văn hóa, phát triển kinh tế cộng đồng, cải thiện đời sống người dân trong khi vẫn giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái của công viên địa chất toàn cầu.

Việc được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu mang lại nhiều ý nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đắk Nông nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây là niềm vinh dự, tự hào của chính quyền, người dân tỉnh Đắk Nông nói riêng và Việt Nam nói chung.

Việc được công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu góp phần giúp Đắk Nông có thêm điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu địa phương… Tuy nhiên, tỉnh Đắk Nông cần tuân thủ các quy định của UNESCO và luật pháp Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy loại hình danh hiệu di sản cao quý này.

- Trong quá trình Việt Nam triển khai hồ sơ đệ trình lên UNESCO xét duyệt đối với Công viên địa chất Đắk Nông, có những khó khăn và thuận lợi gì, thưa ông?

Ông Mai Phan Dũng: Trong suốt quá trình xây dựng, đệ trình và vận động cho hồ sơ, Việt Nam đã có một số thuận lợi như: Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và chính quyền nhân dân các cấp; sự quan tâm ủng hộ, hỗ trợ về chuyên môn từ các bộ, ngành và cơ quan Trung ương, đặc biệt là Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, các chuyên gia trong và ngoài nước.

Cùng với đó là sự chủ động, tích cực của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông trong việc bảo vệ, gìn giữ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa trong tỉnh. Đồng thời, sau khi phát hiện những giá trị độc đáo về địa chất, văn hóa, tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động nghiên cứu và quyết tâm xây dựng hồ sơ Công viên địa chất Đắk Nông.

Trước khi Công viên địa chất Đắk Nông được công nhận là công viên địa chất toàn cầu, Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng, vận động để UNESCO công nhận Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và Non nước Cao Bằng. Chúng ta đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và vận động cho các hồ sơ công viên địa chất toàn cầu.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Công viên Địa chất toàn cầu Đắk Nông ảnh 1Hang động núi lửa C1, Công viên Địa chất Đắk Nông. (Nguồn: TTXVN)

Đồng thời, vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam hiện nay ngày càng cao trên trường quốc tế nói chung và tại UNESCO nói riêng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có mạng lưới các chuyên gia trong nước có uy tín, trình độ chuyên môn tốt và có quan hệ tốt trong mạng lưới các chuyên gia trong lĩnh vực di sản địa chất.

Đây là những điểm thuận lợi cơ bản giúp cho Hồ sơ Công viên Địa chất Đắk Nông được công nhận như ngày hôm nay. Tuy nhiên, việc xây dựng hồ sơ và đệ trình UNESCO cũng gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu là một danh hiệu mới nhằm thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế-xã hội bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, hiện nay đang theo đuổi.

Thông qua việc tham gia Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, các quốc gia có cơ hội để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản địa chất; đồng thời thúc đẩy các hoạt động du lịch địa chất, văn hóa, phát triển kinh tế cộng đồng, cải thiện đời sống người dân trong khi vẫn giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái của công viên địa chất toàn cầu.

Để xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu cần có quyết tâm và đồng thuận của chính quyền và người dân. Tuy nhiên, nhận thức của chính quyền và một bộ phận người dân về Công viên Địa chất, du lịch bền vững, trách nhiệm bảo vệ các điểm di sản công viên địa chất và mô hình công viên địa chất để phát triển bền vững còn chưa cao.

Do đó chưa phát huy được hiệu quả, nguồn lực của cộng đồng trong công việc bảo vệ, quản lý, phát huy các giá trị di sản điểm di sản đã và sẽ cần đến nỗ lực tỉnh trong công tác tuyên truyền.

Thứ hai, phạm vi Công viên địa chất Đắk Nông rộng với diện tích hơn 4.700km2, chiếm 3/4 diện tích tỉnh, bao gồm 6 huyện, thành phố: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và Gia Nghĩa. Việc xác định các điểm bảo tồn, các giá trị di sản mất thời gian, những khu vực vùng sâu, vùng xa thậm chí những khu vực còn chưa có đường đi.

Thứ ba, nguồn lực về con người, tài chính… dành cho việc xây dựng và hoạt động của Công viên địa chất Đắk Nông còn hạn chế. Để thực hiện theo yêu cầu, tiêu chí của Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu đòi hỏi chuyên môn sâu, nhiều công việc phát sinh ngoài đề án và theo quy định mới của UNESCO, như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, biển bảng thông tin, tờ rơi, điểm đỗ xe tại các điểm di sản…

Ngoài ra, đây cũng là danh hiệu mang tính chất tổng thể và toàn diện, không có sẵn đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực địa chất, văn hóa có thể đáp ứng. Cán bộ của Ban Quản lý kiêm nhiệm, việc đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, có đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và khả năng quản lý các điểm di sản thuộc Công viên Địa chất còn nhiều hạn chế.

- Những công việc sau khi Công viên Địa chất Đắk Nông được công nhận danh hiệu sẽ được Ủy ban Quốc gia UNESCO và tỉnh Đắk Nông tiến hành ra sao, thưa ông?

Ông Mai Phan Dũng: Để được công nhận Công viên Địa chất toàn cầu, tỉnh Đắk Nông đã có những cam kết với UNESCO trong quá trình xây dựng và phát huy giá trị danh hiệu. Do vậy, trong thời gian tới, việc thực hiện các cam kết của tỉnh với UNESCO bao gồm công tác xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế một cách rõ ràng, dành các nguồn lực để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc.

Việc thực hiện các cam kết trong quá trình vận hành Công viên Địa chất toàn cầu sẽ là đóng góp quan trọng vào quy hoạch phát triển chung của tỉnh theo hướng bền vững.

Thứ nhất là cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành tại địa phương có danh hiệu về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công viên địa chất toàn cầu, đặc biệt là các quy định của UNESCO đối với loại hình danh hiệu di sản này.

Khác với các di sản văn hóa và thiên nhiên, UNESCO không quy định cụ thể các vấn đề được phép hay không được phép triển khai đối với Công viên Địa chất. UNESCO chỉ nhấn mạnh việc bảo tồn di sản địa chất cần tuân thủ các quy định của pháp luật của các quốc gia sở hữu di sản. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về phát triển du lịch bền vững, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, di sản tự nhiên, địa chất địa mạo thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về Công viên Địa chất tại cộng đồng.

Các địa phương sở hữu di sản địa chất của Việt Nam hiện nay như Hà Giang, Cao Bằng, Đắk Nông là các địa phương ở vùng cao, Tây Nguyên, cần đề cao vai trò văn hóa bản địa, mặt khác cần có chính sách góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trò của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch văn hóa.

Thứ hai là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển du lịch bền vững thông qua mô hình công viên địa chất toàn cầu, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch là đặc thù của địa phương để nâng cao tính cạnh tranh, tạo dấu ấn riêng mang tầm vóc quốc gia.

Đồng thời, các địa phương tăng cường liên kết, hợp tác, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá sản phẩm, từng bước hình thành thương hiệu du lịch Công viên Địa chất toàn cầu, gắn với các sản phẩm đặc thù của địa phương. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững sẽ giúp bảo tồn các giá trị di sản địa chất, giảm thiểu tối đã những tác động tiêu cực tới di sản địa chất, cảnh quan môi trường.

Thứ ba, tỉnh phối hợp với các đơn vị nghiên cứu khoa học, xác định thêm các giá trị địa chất mang tầm cỡ quốc tế để bổ sung hồ sơ, phục vụ công tác tái thẩm định công viên địa chất sau mỗi 4 năm được công nhận; xây dựng, phát triển, khai thác tiềm năng của các tuyến du lịch trong vùng công viên địa chất, xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá định kỳ, kiểm tra các điểm di sản, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ các điểm di sản trong vùng công viên địa chất.

Thứ tư là cần xây dựng một Ban Quản lýCông viên địa chất với bộ máy phù hợp, đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng và phát triển Công viên Địa chất toàn cầu theo các tiêu chí của Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu.

UNESCO đã quy định việc một Công viên Địa chất toàn cầu cần phải được quản lý bởi một đơn vị có tư cách pháp nhân rõ ràng, được pháp luật công nhận và sự quan tâm của chính quyền địa phương; có đội ngũ cán bộ chuyên trách đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc; có nguồn tài chính ổn định; có sự tham gia công tác quản lý công viên địa chất của cấp chính quyền cao nhất ở địa phương.

- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản sẽ được tiến hành như thế nào để vừa đem lại nguồn lợi du lịch cho địa phương nhưng vẫn giữ được những giá trị quý báu của di sản, thưa ông?

Ông Mai Phan Dũng: Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan, di sản có giá trị. Chính những di sản văn hóa, thiên nhiên, di sản phi vật thể, di sản địa chất, tư liệu… đã góp phần đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần thu hút đông đảo khách du lịch. Việt Nam đã có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên, di sản tư liệu được UNESCO vinh danh.

Đây là sự ghi nhận của quốc tế đối với Việt Nam nhưng cũng đặt ra một số vấn đề trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của các danh hiệu quý báu này. Để cân bằng giữa việc bảo vệ danh hiệu di sản và phát triển di sản một cách bền vững, phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương trong cả nước, cần tiếp tục thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước phát triển văn hóa và bảo tồn, quản lý, phát huy giá trị các di sản.

Đồng thời, các quy hoạch, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế được xây dựng một cách rõ ràng, dành các nguồn lực để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn, phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc; nâng cao nhận thức của các bộ, ngành, địa phương, của cộng đồng và người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển các loại hình danh hiệu di sản một cách bền vững.

Các địa phương sở hữu danh hiệu di sản cần nghiêm túc thực hiện các khuyến nghị của UNESCO cũng như luật pháp trong nước và kịp thời báo cáo cơ quan liên quan các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác giữa các bộ, ngành, và nhất là với các địa phương sở hữu các loại hình danh hiệu di sản thông qua nhiều cơ chế, trong đó có cơ chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Trong bối cảnh nguồn nhân lực, tài chính hạn hẹp và chủ trương tinh giản bộ máy như hiện nay, việc tận dụng cơ chế hoạt động của Ủy ban sẽ góp phần tiết kiệm nguồn lực, tránh chồng chéo, tăng cường hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình danh hiệu di sản./.

- Trân trọng cảm ơn ông./.

Hồ Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông, thắng cảnh được ví là Vịnh Hạ Long trên cao nguyên. (Ảnh: TTXVN phát)
Hồ Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông, thắng cảnh được ví là Vịnh Hạ Long trên cao nguyên. (Ảnh: TTXVN phát)
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, nằm trải dài 7 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Đắk Nông là Đắk G’long, Đắk Song, và Krông Nô. (Ảnh: TTXVN phát)
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, nằm trải dài 7 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Đắk Nông là Đắk G’long, Đắk Song, và Krông Nô. (Ảnh: TTXVN phát)
Rừng trà cổ thụ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, nằm trải dài 7 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Đắk Nông là Đắk G’long, Đắk Song, và Krông Nô. (Ảnh: TTXVN phát)
Rừng trà cổ thụ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, nằm trải dài 7 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Đắk Nông là Đắk G’long, Đắk Song, và Krông Nô. (Ảnh: TTXVN phát)
Thác Trượt, một thắng cảnh tự nhiên trong Vườn Quốc gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Thác Trượt, một thắng cảnh tự nhiên trong Vườn Quốc gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Thác Liêng Nung, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Thác Liêng Nung, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Núi lửa Băng Mo, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Núi lửa Băng Mo, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Núi lửa Nâm Gle, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Núi lửa Nâm Gle, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Miệng hang động núi lửa C7, Công viên Địa chất Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Miệng hang động núi lửa C7, Công viên Địa chất Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Hang động núi lửa C1, Công viên Địa chất Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Hang động núi lửa C1, Công viên Địa chất Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Lễ hội Iun Jông, hay còn gọi là lễ gắn kết tình thân của người Mạ, một dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Lễ hội Iun Jông, hay còn gọi là lễ gắn kết tình thân của người Mạ, một dân tộc bản địa sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Diễn tấu cồng chiêng của người M’Nông, dân tộc bản địa lâu đời nhất tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Diễn tấu cồng chiêng của người M’Nông, dân tộc bản địa lâu đời nhất tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: TTXVN phát)
Hệ thống hang động núi lửa từ miệng núi lửa Chư B’Luk chạy dọc theo sông Sêrêpôk đến khu vực thác Dray Sáp(Đắk Nông). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Hệ thống hang động núi lửa từ miệng núi lửa Chư B’Luk chạy dọc theo sông Sêrêpôk đến khu vực thác Dray Sáp(Đắk Nông). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Công viên địa chất Đắk Nông với khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000m, các miệng núi lửa, thác nước… (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Công viên địa chất Đắk Nông với khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000m, các miệng núi lửa, thác nước… (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Công viên Địa chất Đắk Nông thuộc loại hiếm trên thế giới với những dòng thạch nhũ dung nham còn hiện rõ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Công viên Địa chất Đắk Nông thuộc loại hiếm trên thế giới với những dòng thạch nhũ dung nham còn hiện rõ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Công viên Địa chất Đắk Nông thuộc loại hiếm trên thế giới với những dòng thạch nhũ dung nham còn hiện rõ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Công viên Địa chất Đắk Nông thuộc loại hiếm trên thế giới với những dòng thạch nhũ dung nham còn hiện rõ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Hệ thống hang động núi lửa từ miệng núi lửa Chư B’Luk chạy dọc theo sông Sêrêpôk đến khu vực thác Dray Sáp(Đắk Nông). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Hệ thống hang động núi lửa từ miệng núi lửa Chư B’Luk chạy dọc theo sông Sêrêpôk đến khu vực thác Dray Sáp(Đắk Nông). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Cấu trúc hang động là kết quả hoạt động của các hệ đứt gãy kiến tạo, hình thành kênh dẫn cho dung nham từ dưới sâu đưa lên và các thể magma xâm nhập rồi phun trào basalt. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Cấu trúc hang động là kết quả hoạt động của các hệ đứt gãy kiến tạo, hình thành kênh dẫn cho dung nham từ dưới sâu đưa lên và các thể magma xâm nhập rồi phun trào basalt. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Cấu trúc hang động là kết quả hoạt động của các hệ đứt gãy kiến tạo, hình thành kênh dẫn cho dung nham từ dưới sâu đưa lên và các thể magma xâm nhập rồi phun trào basalt. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Cấu trúc hang động là kết quả hoạt động của các hệ đứt gãy kiến tạo, hình thành kênh dẫn cho dung nham từ dưới sâu đưa lên và các thể magma xâm nhập rồi phun trào basalt. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Mỗi hang động trong hệ thống hang có sự khác biệt về chiều dài, hướng phát triển, dấu tích dòng chảy dung nham, đặc điểm thạch nhũ, di tích thực vật... (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Mỗi hang động trong hệ thống hang có sự khác biệt về chiều dài, hướng phát triển, dấu tích dòng chảy dung nham, đặc điểm thạch nhũ, di tích thực vật... (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Mỗi hang động trong hệ thống hang có sự khác biệt về chiều dài, hướng phát triển, dấu tích dòng chảy dung nham, đặc điểm thạch nhũ, di tích thực vật... (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Mỗi hang động trong hệ thống hang có sự khác biệt về chiều dài, hướng phát triển, dấu tích dòng chảy dung nham, đặc điểm thạch nhũ, di tích thực vật... (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Núi lửa phun trào dòng dung nham và tiếp xúc với không khí, nguội dần và đông cứng tạo nên hóa thạch và những hoa văn tự nhiên. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Núi lửa phun trào dòng dung nham và tiếp xúc với không khí, nguội dần và đông cứng tạo nên hóa thạch và những hoa văn tự nhiên. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Núi lửa phun trào dòng dung nham và tiếp xúc với không khí, nguội dần và đông cứng tạo nên hóa thạch và những hoa văn tự nhiên. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Núi lửa phun trào dòng dung nham và tiếp xúc với không khí, nguội dần và đông cứng tạo nên hóa thạch và những hoa văn tự nhiên. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Trong hang có nhiều loại côn trùng và động vật sinh sống. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Trong hang có nhiều loại côn trùng và động vật sinh sống. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục